Công quyền là gì? Bao gồm những cơ quan nào?

28/01/2022
Công quyền là gì? Bao gồm những cơ quan nào?
622
Views

Quyền lực nhà nước là một trong những vấn đề tế nhị và được nhiều người quan tâm nhất. Bởi một đất nước để có thể phát triển và phồn thịnh thì việc xây dựng hệ thống chính trị cũng như đạo đức người cán bộ rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay một số đội ngũ cán bộ nhà nước có hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sử dụng quyền lực của người dân để giải quyết các vấn đề trong đời sống hằng ngày, từ đó tạo ánh nhìn không tốt của người dân đối với chính quyền. Vậy, công quyền là gì? Hệ thống cơ quan công quyền bao gồm những cơ quan nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Công quyền là gì? Bao gồm những cơ quan nào?” qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Hiến pháp 2013

Nội dung tư vấn

Công quyền là gì?

Công quyền chính là biểu thị cho khái niệm quyền lực nhà nước hay là các cơ quan quyền lực nhà nước.

Hiện nay, với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhà nước ta có một hệ thống chính trị duy nhất do đó sẽ có duy nhất một quyền lực nhà nước. Đây là quyền lực chung của cả cộng đồng được nhà nước quản lý nhằm duy trì mọi vấn đề trong đời sống xã hội như kinh tế, giáo dục, xã hội, y tế,…

Hệ thống cơ quan công quyền bao gồm những cơ quan nào?

Quyền lực nhà nước được vận hành, thực thi thông qua một bộ máy nhà nước được xây dựng chuyên nghiệp và hoạt động hiệu quả. Và hiện nay tại nước ta theo quy định của tại Điều 2 của Hiến pháp 2013 thì quyền lực nhà nước được phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cụ thể:

Điều 2.

1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2.Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

3.Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Các cơ quan này sẽ phối hợp với nhau để cùng thực hiện quyền lực nhà nước. Đứng đầu nhánh Lập pháp sẽ là Quốc hội, Hành pháp là Chính phủ và Lập pháp là Tòa án nhân dân các cấp.  Ngoài ra sẽ có các cơ quan giúp việc khác như Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân các cấp, Hội đồng nhân dân các cấp…

Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 của Hiến pháp 2013 quy định thì “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.”

Như vậy, cơ quan công quyền hay còn gọi là cơ quan quyền lực nhà nước sẽ bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Bởi đây là quyền lực công tức là bao gồm cả quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân. Và hai cơ quan này chính là hai cơ quan do nhân dân bầu ra để đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lực của mình.

Căn cứ theo quy định của Hiến pháp tại Điều 69 thì Quốc hội được hiểu  là “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Theo đó, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đừng đầu nhánh lập pháp, chịu trách nhiệm thông qua những vấn đề quan trọng của đất nước. Chính vì vậy mà nhân dân là chủ thể của quyền lực của nhà nước do Quốc hội là cơ quan do nhân dân bầu lên. Cũng theo đó, mà Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và chịu trách nhiệm giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Công quyền là gì? Bao gồm những cơ quan nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp 

Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là gì?

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đừng đầu nhánh lập pháp, chịu trách nhiệm thông qua những vấn đề quan trọng của đất nước.

Nhiệm vụ của Quốc hội được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ của Quốc hội được quy định chi tiết tại Điều 70 của Hiến pháp 2013 như sau:
– Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
– Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
– Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Các quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.