Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH gồm những khoản nào?

06/07/2023
Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH gồm những khoản nào?
268
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đỗ Quỳnh Mai, hiện nay tôi đang làm nhân viên cho một công ty mỹ phẩm. Thông thường tôi sẽ có thêm các khoản phụ cấp từ việc làm thêm giờ buổi tối, đi công tác xa hay làm thêm vào các ngày lễ,… Theo tôi được biết có những khoản phụ cấp sẽ phải đóng BHXH và có những khoản không, không rõ đó là những khoản nào để từ đó tôi có thể thực hiện đầy đủ việc đóng BHXH theo đúng quy định. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề các khoản phụ cấp phải đóng BHXH gồm những khoản nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Nhằm giải đáp thắc mắc về “Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH gồm những khoản nào?” , và để hiểu rõ thêm nữa những vấn đề chưa rõ xoay quanh câu hỏi đó, xin mời các độc giả tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Những khoản thu nhập nào không tính đóng BHXH bắt buộc?

Nhằm giải đáp thắc mắc của chị Quỳnh Mai đưa ra thì chúng tôi dựa vào những căn cứ rõ ràng theo quy định pháp luật hiện hành. Vậy trước tiên chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi những khoản thu nhập nào không tính đóng BHXH bắt buộc, thì căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi sau:

– Tiền thưởng có được căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

– Tiền thưởng sáng kiến;

– Tiền ăn giữa ca;

– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

– Các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH gồm những khoản nào?

Bên cạnh những khoản phụ cấp không tính đóng BHXH như trên thì có những khoản bắt buộc phải đóng theo quy định. Vậy trước khi tìm hiểu những khoản phụ cấp phải đóng BHXH gồm những khoản nào thì chúng ta cần hiểu rõ được tiền lương tháng đóng BHXH là gì, theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.” Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc bao gồm:

1. Mức lương theo công việc hoặc chức danh.

2. Các khoản phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên, gồm:

– Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

– Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Ví du:

+ Phụ cấp chức vụ, chức danh;

+ Phụ cấp trách nhiệm;

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thâm niên;

+ Phụ cấp khu vực;

+ Phụ cấp lưu động;

+ Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

3. Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH gồm những khoản nào?
Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH gồm những khoản nào?

Phương thức đóng BHXH bắt buộc như thế nào?

Sau khi đã hiểu rõ những khoản phụ cấp hay thu nhập nào cần đóng Bảo hiểm xã hội thì việc làm sau để đóng như thế nào cho đúng quy định cũng là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Vậy phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào đã được quy định tại Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (sửa đổi tại Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020, và Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018) như sau:

– Đóng hằng tháng:

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

– Đóng 03 hoặc 06 tháng một lần:

Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH; cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

– Đóng theo địa bàn:

+ Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

+ Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.

Một số trường hợp khác:

– Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài quy định tại tiết a, c và d điểm 1.7 khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017:

+ Phương thức đóng là 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

+ Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

+ Trường hợp đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì đơn vị, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.

+ Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước.

– Đối với người lao động quy định tại điểm 1.8 khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017:

+ Phương thức đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần

+ Người lao động đóng thông qua đơn vị quản lý cán bộ, công chức có phu nhân hoặc phu quân để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

– Đối với trường hợp đóng cho thời gian còn thiếu không quá 06 tháng quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017:

+ Người lao động đóng một lần cho số tháng còn thiếu thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc.

+ Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc hoặc thân nhân của người lao động chết đóng một lần cho số tháng còn thiếu tại cơ quan BHXH huyện nơi cư trú.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH gồm những khoản nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về lệ phí sang tên sổ đỏ,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Ngừng đóng BHXH tự nguyện có được rút một lần?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 thì người tham gia BHXH tự nguyện mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đủ điều kiện về tuổi theo quy định nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
– Sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Như vậy, nếu người tham gia BHXH tự nguyện có yêu cầu hưởng BHXH một lần và đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên sẽ được giải quyết hưởng BHXH một lần.

Theo quy định bảo hiểm xã hội gồm những loại hình nào?

Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Đúng như cái tên của từng loại hình, nếu thuộc các đối tượng mà luật quy định, người lao động và người sử dụng sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc. Còn với BHXH tự nguyện, người lao động có thể chọn tham gia hoặc không tham gia. 

Tra cứu thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thế nào?

Để nắm được các thông tin về việc tham gia BHXH của mình lao động, người lao động có thể kiểm tra bằng 03 cách sau:
Cách 1. Tra cứu trực tuyến về BHXH tại Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt nam
Người lao động truy cập link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx
Cách 2. Tra cứu qua tin nhắn chỉ với 1000 đồng/tin
BH QT {mã số bảo BHXH}  gửi đến 8079.
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} gửi đến 8079.
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi đến 8079.
Cách 3. Tra cứu nhờ ứng dụng VssID

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.