Các biện pháp xử lý vi phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

23/01/2022
Các biện pháp xử lý vi phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
630
Views

Việc xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ tạo nên mối quan ngại to lớn và có ảnh hưởng trực tiếp đến người sáng tạo. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về các biện pháp xử lý vi phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo lợi ích cho bản thân mình nhé.

Thực hiện lập vi bằng 

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện; hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

Giám định hành vi vi phạm 

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ-CP; nội dung giám định bao gồm các vấn đề sau đây:

– Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

– Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không;

– Xác định có hay không sự trùng/ tương đương/ tương tự/ gây nhầm lẫn/ khó phân biệt/ sao chép giữa đối tượng được xem xét và đối tượng được bảo hộ;

– Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ và xác định giá trị thiệt hại.

Gửi thư cảnh cáo

Ở phương án này; Quý Công ty sẽ gửi thư cảnh báo đến bên bị nghi ngờ thực hiện hành vi vi phạm và yêu cầu họ:

– Ngừng ngay lập tức việc thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

– Loại bỏ các yếu tố xâm phạm;

– Tiêu huỷ tài liệu, bảng hiệu, giấy tờ giao dịch; có gắn yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Quý Công ty;

– Cam kết về việc không tiếp tục vi phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật

Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết; các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu; nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Các hình thức xử phạt hành chính 

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ; bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

Cảnh cáo;

Phạt tiền.

Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm; tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung khác nhau.

Khởi kiện ra toà án có thẩm quyền

Theo phương án này; Quý Công ty sẽ khởi kiện bên bị nghi ngờ thực hiện hành vi vi phạm ra toá án có thẩm quyền và yêu cầu họ thực hiện một số hoặc tất cả các công việc sau đây:

– Xin lỗi và cải chính thông tin công khai trên các website mà bên bị nghi ngờ đang quản lý;

– Bồi thường thiệt hại đối với các thiệt hại thực tế mà Quý Công ty đã phải gánh chịu (bao gồm các chị phí đã bỏ ra để giải quyết việc này).

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ 

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Các biện pháp xử lý vi phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp 

Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính

Trong các trường hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính:
Tạm giữ người;
Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm;
Khám người;
Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;
Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử l‎ý vi phạm hành chính.

Thông tin về Vi bằng

Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính Thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng;
– Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản;
– Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Đó là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do Thừa phát lại lập;
– Vi bằng do Thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được dùng làm chứng cứ và có giá trị chứng minh;
– Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.