Bộ y tế đề xuất F0, F1 được đi làm

10/03/2022
Bộ y tế đề xuất F0, F1 được đi làm
862
Views

Hiện nay số lượng F0, F1 trên cả nước đang tăng rất mạnh. Trong đó, người lao động chiếm phần lớn. Vì vậy, mới đây Bộ y tế đã có đề xuất cho F0, F1 được đi làm. Quy định này cụ thể là thế nào, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Bộ y tế đề xuất F0, F1 được đi làm

Quy định đối với F0

Trong báo cáo gửi Thủ tướng ngày 5/3, Bộ Y tế đề xuất, những trường hợp F0 không triệu chứng đang trong thời gian cách ly (7 ngày kể từ ngày xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 và chưa có kết quả xét nghiệm âm tính); nếu tự nguyện tham gia làm việc thì các đơn vị, địa phương; có thể xem xét bố trí thực hiện các công việc trực tuyến; không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh.

Ngoài ra, trường hợp này được phép tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị bệnh COVID-19 với điều kiện phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện nghiêm Thông điệp 5K.

Tuy nhiên, F0 được bố trí công việc tại các cơ sở điều trị COVID-19 phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ theo quy định, thường xuyên theo dõi sức khỏe, xét nghiệm SARS-CoV-2. Đặc biệt, những trường hợp này không được chăm sóc hoặc tiếp xúc với những người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao (người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người trên 50 tuổi).

Bộ Y tế cũng đề xuất, bệnh nhân COVID-19 sẽ được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển, F0 không được tiếp xúc với người xung quanh; thực hiện nghiêm Thông điệp 5K; đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách; không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.

Quy định đối với F1

Trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Y tế đưa ra quy định đối với F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine COVID-19 có thể tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương thông qua các hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp.

Tuy nhiên, với trường hợp làm việc trực tiếp, cơ sở làm việc phải bố trí, thiết lập khu vực làm việc dành riêng cho các F1 sao cho đảm bảo khoảng cách làm việc, không tập trung đông người và thoáng khí để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Các trường hợp F1 cũng sẽ được di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại…. Ngoài ra, F1 cũng cần thực hiện nghiêm 5K xét nghiệm COVID-19 ngày thứ 5 và theo dõi bất thường về sức khỏe.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng báo cáo Thủ tướng về việc cho phép F1 chỉ tự theo dõi sức khỏe 10 ngày, nếu đáp ứng một trong các điều kiện như tiêm đủ liều vaccine, liều cuối cùng ít nhất 14 ngày; từng là F0 khỏi bệnh trong ba tháng. F1 xét nghiệm PCR hoặc test nhanh vào ngày thứ 5, kể từ thời điểm tiếp xúc F0.

Chưa nên coi dịch bệnh COVID-19 là “bệnh lưu hành”

Về đề xuất coi COVID-19 là bệnh “đặc hữu”, báo cáo Bộ Y tế nêu rõ, dịch COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang “bệnh lưu hành”. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 chưa ổn định, có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương và số ca tử vong theo ngày vẫn còn rất cao so với những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong hàng đầu trước đây.

Bên cạnh đó, do virus liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới, thậm chí có biến thể phụ có thể né miễn dịch, gây tái nhiễm khiến tỷ lệ mắc tại các quần thể cảm nhiễm là rất khó xác định và chưa có tính ổn định.

“Vì vậy, thời gian này, Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh COVID-19 là “bệnh lưu hành”, Bộ Y tế đề xuất.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bộ y tế đề xuất F0. F1 được đi làm“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người mắc COVID-19 điều trị tại nhà được hưởng chế độ gì?

4 chế độ dành cho người mắc COVID-19 điều trị tại nhà:
1. Tối đa 3 triệu đồng từ Công đoàn
2. Tiền bảo hiểm của chế độ ốm đau
3. Tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid
4. Tiền lương do người sử dụng lao động trả

F0 điều trị tại nhà không khai báo y tế bị phạt không?

Theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Người có hành vi “che giấu, không khai báo hoặc; khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân; hoặc của người khác mặc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A”; sẽ bị xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng.

Sống cùng nhà với F0, bạn cần làm gì?

F1 sống cùng nhà với F0 thì sẽ cách ly cùng với F0 trong vòng 14 ngày tính từ ngày đầu tiên phát hiện F0. Về xét nghiệm: lấy mẫu xét nghiệm vào ngày đầu tiên khi phát hiện F0 và ngày 14 để kết thúc cách y; hoặc ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19. Thực hiện đúng quy định cách ly tại nhà để hạn chế lây nhiễm cho bản thân và cho người khác.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.