Tôi vừa đọc tin tức và biết rất nhiều cán bộ, công chức ở xã Xuân Bình, Thanh Hóa đi du lịch trong giờ làm việc. Trên báo họ viết rằng những người này đã “bỏ nhiệm sở”. Vậy hiểu thế nào về việc “bỏ nhiệm sở”? Những cán bộ công chức bỏ nhiệm sở để đi du lịch bị xử lý như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Mấy ngày gần đây dư luận đang quan tâm về vấn đề những cán bộ, công chức tại xã Xuân Bình, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã bỏ nhiệm sở để đi du lịch. Huyện ủy đã ra quyết định kỷ luật đối với tập thể và 7 cá nhân xã Xuân Bình do vi phạm các quy định. Vậy như thế nào là “bỏ nhiệm sở”? Cán bộ, công chức xã bỏ nhiệm sở thì sẽ bị xử lý như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Bỏ nhiệm sở là gì?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Bỏ nhiệm sở là gì?
Để hiểu nghĩa của cụm từ “bỏ nhiệm sở“, chúng ta cùng đi phân tích nghĩa của các từ tạo nên cụm từ đó.
–Nhiệm sở được hiểu là nơi, trụ sở làm việc của cơ quan tổ chức.
Do đó “bỏ nhiệm sở” được hiểu là việc một người đi ra khỏi nơi làm việc của mình; với nghĩa khá tiêu cực; khi mà chưa hoặc không được phép của người, cơ quan có thẩm quyền hoặc khi đó họ có trách nhiệm ở tại cơ quan để làm việc. Để rõ hơn, chúng ta có thể tìm hiểu qua ví dụ sau:
– Cán bộ, công chức xã bỏ nhiệm sở để đi du lịch trong những ngày làm việc.
Trong trường hợp này, các cán bộ công chức đã không ở lại ủy ban xã để làm việc; mặc dù đó là trong những ngày làm việc mà không phải ngày nghỉ. Theo nhiệm vụ thì họ phải ở trụ sở để làm việc và thực hiện các công việc theo quy định. Nhưng họ lại không đến cơ quan mà không vì mục đích của công việc.
Thế nào là cán bộ, công chức xã?
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định như sau:
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Cán bộ cấp xã có các chức vụ gồm:
– Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
– Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
– Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
– Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
– Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV, công chức cấp xã bao gồm:
– Công chức Trưởng Công an xã
– Công chức Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã
– Công chức Văn phòng – Thống kê
– Công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường
– Công chức Tài chính – kế toán
– Công chức Văn hóa – xã hội
Cán bộ, công chức xã bỏ nhiệm sở bị xử lý như thế nào?
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức
Theo Điều 9 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định; nghĩa vụ của cán bộ công chức trong thi hành công vụ như sau:
“1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức bỏ nhiệm sở
Theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định; các hành vi sau đây sẽ bị xử lý kỷ luật:
“Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.”
“b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác. “
Do hành vi bỏ nhiệm sở của những cán bộ, công chức gây ra dư luận xấu trong nhân dân; làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác; do đó hành vi này được coi là vi phạm nghiêm trọng. Vì vậy họ có thể bị xử lý bằng các hình thức sau:
Cảnh cáo
Cụ thể, theo Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 8. Khiển trách
Áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng; trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này; thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;”
Theo Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
Cán bộ, công chức có trách nhiệm, nhiệm vụ ở trụ sở để làm việc trong thời gian quy định. Việc này vừa thuộc chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; vừa được quy định trong nội quy, quy chế cơ quan.
Theo đó với các cán bộ công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý có thể bị xử lý với hình thức cảnh cáo.
Giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;
Trong đó Khoản 3 Điều 9 quy định:
“3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;”
Do cán bộ, công chức giữ chức vụ quản lý biết rằng việc bỏ nhiệm sở là không đúng nhưng vẫn cho phép và cùng với nhân viên thực hiện. Việc này đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của người điều hành. Vì vậy với người giữ chức vụ, lãnh đạo quản lý có thể bị áp dụng hình thức giáng chức.
Video Luật sư X đề cập vấn đề ” Bỏ nhiệm sở”
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Bỏ nhiệm sở là gì”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Mua bảo hiểm xe máy online có bị phạt không?
- Lỗi lấn làn, đè vạch ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
- Xe đạp điện vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?
Câu hỏi thường gặp
Đối với công chức; thời gian tập sự với công chức loại C là 12 tháng; công chức loại D là 6 tháng (Khoản 2 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP). Tuy nhiên, cần lưu ý:
+ Không tính vào thời gian tập sự với thời gian công chức nghỉ sinh theo chế độ bảo hiểm xã hội; nghỉ ốm đau hoặc bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác.
Theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thì hình thức bãi nhiệm chỉ áp dụng đối với cán bộ là người được bầu cử; mà không aps dụng đối với công chức. Do đó không thể bãi nhiệm công chức được.
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định:
– Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.