Chào Luật sư. Sau Tết, con trai 14 tuổi đập lợn, mua xe đạp điện hơn 3 triệu đồng từ cửa hàng cùng dãy phố. Tôi muốn trả xe nhưng chủ tiệm không đồng ý. Tôi cho rằng cháu còn nhỏ, trường gần nhà nên bố mẹ vẫn đưa đón đi học, còn đi chơi loanh quanh lấy xe đạp thường là được, không cần xe đạp điện. Cháu lại muốn có xe để đi cùng các bạn, không thích bố mẹ đưa đón nữa nên sau Tết tự ý lấy tiền mừng tuổi mua theo ý thích. Trong trường hợp này Bố mẹ có được hủy giao dịch khi con tự ý mua xe đạp điện không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Bố mẹ có được hủy giao dịch khi con tự ý mua xe đạp điện không?
Do cháu dưới 15 tuổi nên tài sản riêng này được bố mẹ “định đoạt vì lợi ích của con” nhưng phải xem xét nguyện vọng của con, theo quy định tại Điều 77 Luật Hôn nhân.
Ngoài ra, Điều 21 Bộ luật dân sự quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”.
Giao dịch dân sự là gì?
Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi; hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Trong giao dịch dân sự có ý chí và thể hiện mong muốn của chủ thể tham gia giao dịch.
Người chưa thành niên là gì?
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về người chưa thành niên là người người chưa đủ 18 tuổi.
Như vậy, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Tuy nhiên, không phải người chưa thành niên nào cũng có thể coi là trẻ em. Bởi theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”
Vậy, trẻ em là người chưa thành niên nhưng người chưa thành niên chưa chắc là trẻ em. Bởi độ tuổi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ được xác định là người chưa thành niên mà không được coi là trẻ em.
Tài sản riêng của con
Con có quyền có tài sản riêng
Tại Điều 75 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về Quyền có tài sản riêng của con:
“1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập…”
Vậy, con có quyền có tài sản của riêng mình. Con cái khi được ông, bà, cô, chú, bác… để lại tài sản thừa kế hoặc được tặng cho riêng mà được pháp luật quy định là hợp pháp; thì được xác định phần tài sản đó là tài sản riêng của mình; bất cứ ai cũng không được sử dụng phần tài sản riêng đó của người con.
Bên cạnh đó, từ đủ 15 tuổi trở lên; con cái có nghĩa vụ thực hiện bổn phận chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp phù hợp với thu nhập của mình đối với cuộc sống sinh hoạt chung của gia đình. Đây được xem là một quan hệ ràng buộc trách nhiệm của những thành viên trong một gia đình trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
Quản lý tài sản riêng của con
Tuy pháp luật quy định con có tài sản riêng; nhưng để tránh việc con chưa thành niên sử dụng tài sản riêng một cách bất hợp lý; pháp luật đã quy định trao cho cha mẹ quyền quản lý, định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên trong một số trường hợp nhất định.
Theo đó, tại Điều 76 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ; hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên; trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 77 của Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định cụ thể về việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên như sau: “Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.
Người chưa thành niên thực hiện giao dịch như thế nào?
Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:
“2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết: Giao dịch dân sự vô hiệu khi trẻ em thực hiện?
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận vay vốn ngân hàng – Tải xuống và xem trước
- Đơn xin nhập học trở lại mới nhất – Tải xuống và xem trước
- Nên làm gì khi bỗng dưng nhận được tiền trong tài khoản?
- Khác biệt giữa thường trú, tạm trú và lưu trú
- Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bố mẹ có được hủy giao dịch khi con tự ý mua xe đạp điện không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”
Căn cứ Điều 3, 4 Bộ luật Dân sự 2015:
– Người từ đủ 6 tuổi trở lên được giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ một số giao dịch dân sự luật định.
Vậy, không phải tất cả các giao dịch của trẻ em đều cần có sự đồng ý của người đại diện.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu; hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015.