Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà

16/03/2022
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
802
Views

Đối với việc mua bán nhà đất, thông thường phải tuân thủ quy định của hệ thống pháp luật đất đai hiện hành với những văn bản chỉ đạo chính là Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Theo đó, các bên thống nhất ý chí của nhau nhưng không trái với các văn bản trên. Khi có nhu cầu, có thể tham khảo về hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà dưới đây của Luật sư X chúng tôi. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Luật Nhà ở năm 2014

Khái niệm về đặt cọc?

Khái niệm về đặt cọc được quy định tại khoản 1 điều 328 luật dân sự 2015 cụ thể như sau:

Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà

Thông tin về nhà, đất

  • Giao dịch về nhà, đất gồm nhiều các hình thức pháp lý có hiệu lực như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
  • Thông tin về thửa đất, nhà ở trong hợp đồng được ghi theo đúng thông tin tại trang 2 của Giấy chứng nhận.
  • Đối với diện tích thửa đất thì các bên có thể thỏa thuận ghi theo diện tích trên Giấy chứng nhận đã cấp hoặc ghi theo diện tích thực tế. Trước đây khi cấp Giấy chứng nhận nhiều nơi đo thủ công nên diện tích ghi trên Giấy chứng nhận có thể không đúng với diện tích thực tế.
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà

Giá chuyển nhượng nhà, đất

  • Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở do các bên tự thỏa thuận nhưng nên ghi theo đúng thực tế, không nên ghi thấp hơn để giảm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ bởi liên quan đến quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp bởi xuất phát của hợp đồng là hợp đồng đặt cọc.

Mời bạn tham khảo mẫu hợp đồng sau:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Giá trị pháp lý của hợp đồng đặt cọc mua nhà?

Hợp đồng đặt cọc với vai trò là một hợp đồng pháp lý.

Nó không chỉ có ý nghĩa góp phần làm cho các chủ thể trong hợp đồng mua nhà có ý thức nghiêm túc hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Mà nó còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể được tham gia vào hợp đồng mua bán nhà.

Đặc biệt, các biện pháp đảm bảo nói chung và biện pháp đặt cọc nói riêng, còn là công cụ pháp lý hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khi nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán nhà bị vi phạm.

Nó đảm bảo cho việc bù đắp tổn thất, khắc phục thiệt hại, cảnh báo các chủ thể phải có trách nhiệm đối với nghĩa vụ đã cam kết của mình, nếu không muốn phải gánh chịu những bất lợi nhất định về vật chất do hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán nhà.

Tại sao phải làm hợp đồng cọc nhà?

Hợp đồng thuê nhà và hợp đồng đặt cọc tiền thuê nhà nên được ký kết để đảm bảo an toàn về mặt tâm lý và tránh sự bội tín giữa chủ nhà và người thuê. Nếu chỉ thỏa thuận miệng, chẳng bao lâu thì “lời nói gió bay”.

Những rủi ro khi không làm hợp đồng?

Rủi ro liên quan tới chủ thể tham gia giao kết hợp đồng

Để hợp đồng có hiệu lực, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện, quy định của pháp luật. Nếu chủ thể ký kết không đủ điều kiện thì sẽ dẫn tới hợp đồng vô hiệu. Một số rủi ro liên quan tới chủ thể ký hợp đồng có thể kể tới như:

– Chủ thể ký hợp đồng không có đủ năng lực/ hành vi dân sự để giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật

– Pháp nhân có người ký là người đại diện theo pháp luật của công ty. Tuy nhiên, người đại diện này lại không có thẩm quyền ký kết hợp đồng.

– Người ký không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc có ủy quyền nhưng vượt quá phạm vi ủy quyền khi thực hiện ký kết hợp đồng.

Nếu chủ thể ký hợp đồng thuộc một trong các trường hợp trên thì sẽ dẫn tới hợp đồng vô hiệu.

Rủi ro về mặt hình thức của hợp đồng

Một trong các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng đó là rủi ro về hình thức của hợp đồng. Trong đó, các rủi ro thường gặp bao gồm:

– Hai bên không xác lập hợp đồng theo các hình thức được pháp luật quy định

– Không xác lập hợp đồng thành văn bản đối với những loại hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.

– Hợp đồng khi ký kết không được công chứng/ chứng thực theo quy định của pháp luật.

Chủ thể của hợp đồng đặt cọc mua nhà

Chủ thể của hợp đồng đặt cọc mua nhà là các bên tham gia vào quan hệ đặt cọc mua nhà.

Đặt cọc được hình thành theo sự thỏa thuận của các bên khi các bên hướng tới việc sẽ xác lập hợp đồng mua nhà hoặc khi các bên hướng tới việc đảm bảo các nghĩa vụ trong một hợp đồng đã được xác lập.

Cụ thể:

  • Bên đặt cọc: là bên đã giao cho bên kia một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua nhà.
  • Bên nhận đặt cọc: là bên nhận tài sản do bên đặt cọc giao để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua nhà.

Các bên muốn tham gia vào quan hệ đặt cọc phải đáp ứng đủ hai điều kiện: Bên nhận đặt cọc và bên đặt cọc phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với quan hệ đặt cọc và phải tự nguyện tham gia giao dịch đặt cọc.

Về điều kiện năng lực pháp luật dân sự của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc:

  • Theo quy định của pháp luật, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
  • Người thành niên (người từ đủ 18 tuổi) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ những người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Về điều kiện tự nguyện tham gia giao dịch của các chủ thể: Bản chất của giao dịch dân sự phát sinh từ sự tự nguyện của các chủ thể.

Tự nguyện là tự do định đoạt ý chí, không bị ép buộc, dọa nạt, lừa dối và không bị người khác áp đặt ý chí.

Chủ thể giao kết hợp đồng tự mình lựa chọn chủ thể tham gia, lựa chọn đối tượng của hợp đồng, lựa chọn giá cả, thời hạn, địa điểm và các sự lựa chọn khác trong việc xác lập hợp đồng đặt cọc mua bán nhà.

Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà mới 2022.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đặt cọc mua nhà. Hãy sử dụng Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà mới 2022 của Luật sư X. Luật sư X chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng; và tiến hành các thủ tục đặt cọc mua nhà về mặt pháp lý; liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua nhà nhanh nhất.

Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà của Luật sư X. Luật sư X sẽ thực hiện:

  • Tư vấn Các nội dung cụ thể của hợp đồng; và các phương án dựa trên yêu cầu của bạn để bạn lựa chọn
  • Bổ sung và Soạn thảo các văn bản hỗ trợ thỏa thuận của các bên; đầy đủ và chặt chẽ (Biên bản bàn giao, Văn bản thỏa thuận các điều khoản riêng…)
  • Tư vấn và hướng dẫn ký hợp đồng
  • Sửa đổi, bổ sung hợp đồng theo yêu cầu của các bên; phù hợp với quy định của pháp luật và hạn chế những rủi ro và tranh chấp phát sinh;
  • Tư vấn và hỗ trợ các phát sinh hoặc sửa đổi bổ sung Hợp đồng trong thời hạn đặt cọc
  • Tư vấn quá trình mua bán nhà đất & sang tên sổ đỏ sau khi đặt cọc

Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng thuê nhà của Luật sư X.

Mua nhà là công việc lớn, có giá trị cao. Vì vậy các chủ thể nên lập hợp đồng đặt cọc mua nhà để nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn. Hợp đồng này sẽ đảm bảo tính an toàn về pháp lý cho người mua; giúp giao dịch thuận lợi hơn mà còn là chứng cứ xác thực nhất để người mua thương lượng, giải quyết nếu xảy ra tranh chấp. Đảm bảo việc bù đắp thiệt hại. Cảnh báo mỗi bên phải có trách nhiệm đối với cam kết của mình nếu không muốn chịu bất lợi về vật chất do các vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua nhà..

Đến dịch vụ của Luật sư X bạn sẽ được phục vụ những tiện ích như:

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Hợp đồng đặt cọc mua nhà là vấn đề cần độ chính xác cao; cần có sự nhanh chóng kịp thời. Chính vì vậy mà khi sử dụng dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà của Luật sư X; quý khách hàng sẽ được tư vấn tận tình, soạn thảo hợp đồng chuẩn; tránh được nhiều rủi ro pháp lý như lừa đảo,…..

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chũng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.

Dịch vụ tư vấn Lĩnh vực Đất đai – Nhà ở – Bất động sản khác.

Mời bạn tham khảo Dịch vụ tư vấn Lĩnh vực Đất đai – Nhà ở – Bất động sản khác của Luật sư X:

– Tư vấn các giao dịch về đất đai, nhà ở, bất động sản khác như: Đặc cọc, mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho mượn, đấu giá…;Tư vấn, thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, nhà ở, bất động sản khác như:

  • Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền đất lần đầu (GCN) đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức;
  • Đăng ký biến động khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền đất như: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn, chia tách, … của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức;
  • Cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi GCN đã cấp;
  • Gia hạn thời hạn sử dụng đất;
  • Tra cứu, cung cấp thông tin dữ liệu đất đai, nhà ở, bất động sản khác như: Quy hoạch, chỉ giới đường đỏ, hồ sơ địa chính, đăng ký biến động, tình trạng pháp lý, giá đất…;

– Tư vấn, giải quyết tranh chấp về đất đai, nhà ở, bất động sản khác như:  

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, bất động sản khác;
  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở, bất động sản khác;
  • Tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và bất động sản khác;
  • Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở, bất động sản khác như: Chuyển nhượng, tặng cho, chuyển đổi, thừa kế, cho thuê, góp vốn…);
  • Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng, thu phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng đặt cọc có bắt buộc công chứng không?

Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực hoặc có người làm chứng.

Mục đích của hợp đồng đặt cọc mua nhà?

Các bên trong quan hệ đặt cọc mua nhà có thể thỏa thuận mục đích của hợp đồng đặt cọc thuê nhà thuộc một trong ba trường hợp:
Một là chỉ đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng mua nhà;
Hai là chỉ đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng mua nhà;
Ba là vừa đảm bảo việc giao kết, vừa đảm bảo thực hiện hợp đồng mua nhà.
Nếu các bên không có thỏa thuận rõ ràng về mục đích của đặt cọc hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì có thể căn cứ vào thời điểm phát sinh thỏa thuận đặt cọc để xác định mục đích của đặt cọc.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.