Bị cho thôi việc thì theo luật lao động có kiện được không?

17/03/2022
760
Views

Tôi làm việc tại phòng y tế của một trường đại học gần chục năm. Nay nhà trường muốn cho tôi nghỉ việc với lý do “bằng cấp không phù hợp với vị trí công việc”. Hai bên đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tôi đang nuôi 2 con nhỏ, có nguyện vọng được tiếp tục làm việc ổn định và sẽ học thêm bổ sung bằng cấp. Tuy nhiên, nhà trường không đồng ý, đã họp và ra thông báo cho nghỉ việc. Xin hỏi tôi có nên khởi kiện ra tòa yêu cầu được tiếp tục làm việc? Bị cho thôi việc thì theo luật lao động có kiện được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Bị cho thôi việc thì theo luật lao động có kiện được không?

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Theo Điều 39 bộ luật này, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 36 của luật này.

Nếu nhà trường chỉ lấy lý do như chị đưa ra là bằng cấp của chị không phù hợp với vị trí công việc để cho thôi việc mà không có bất kỳ lý do nào khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 36 BLLĐ, thì việc nhà trường đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị là trái pháp luật.

Bị cho thôi việc thì theo luật lao động có kiện được không?

Trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự có bị mất việc làm không?

Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Điều 32 Bộ luật lao động quy định Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

Do đó nếu người lao động có giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khi thuộc một trong các trường hợp kể trên, hợp đồng lao động giữa họ sẽ tạm hoãn cho tới hết thời hạn của căn cứ hoãn theo quy định pháp luật tùy từng trường hợp.

Trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự có bị mất việc làm không?

Theo quy định trên thì đi nghĩa vụ quân sự cũng thuộc trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Do vậy, người lao động khi thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với người sử dụng lao động mà không bị  mất việc làm. Thời hạn hoãn được tính tới khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Ngoài ra, người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn. Theo Điều 33 “Bộ luật lao động 2019” quy định:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Như vậy, sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp việc làm cho họ.

Không nhận lại người lao động làm việc sau khi họ xuất ngũ bị xử lý thế nào?

Như đã phân tích, khi đi nghĩa vụ quân sự, các bên được quyền tạm hoãn hợp đồng lao động. Sau khi họ xuất ngũ, người sử dụng lao động phải nhận lại và bố trí công việc cho họ.

Nếu không thực hiện đúng quy định, người sử dụng lao động sẽ bị phạt vi phạm hành chính. Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

Theo đó, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 03 – 07 triệu đồng, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt từ 06 – 14 triệu đồng. (Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc. Đồng thời phải trả lương trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. (Theo điểm b khoản 5 Điều 11 Nghị định 12/2022).

Bị cho thôi việc thì theo luật lao động có kiện được không?

Thông tin liên hệ luật sư X

Trên đây là quan điểm của Luật Sư 247 về vấn đề “Bị cho thôi việc thì theo luật lao động có kiện được không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc để hưởng các dịch vụ tư vấn luật vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc?

– Hết hạn hợp đồng lao động;
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
– Người lao động chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

Cách tính trợ cấp thôi việc như thế nào?

Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc. 

5/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.