Báo tăng BHXH trước ngày nào trong tháng?

28/07/2023
Báo tăng BHXH trước ngày nào trong tháng?
183
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đoàn Thắng, hiện nay tôi đang làm việc cho một doanh nghiệp xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, tôi đảm nhận vị trí quản lý nhân sự. Vừa rồi doanh nghiệp tôi có tuyển thêm khoảng gần 100 người lao động vào làm nhằm mở rộng quy mô. Tuy nhiên do một vài sơ suất nên phía doanh nghiệp đã quên không báo tăng BHXH, giờ đây tôi băn khoăn không rõ việc báo tăng BHXH sẽ diễn ra trước ngày nào trong tháng. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi báo tăng BHXH trước ngày nào trong tháng không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Những thắc mắc xoay quanh câu hỏi “Báo tăng BHXH trước ngày nào trong tháng?” của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể nhất thông qua bài viết ngay sau đây:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP

Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc gồm những khoản nào?

Trước tiên để trả lời câu hỏi báo tăng BHXH trước ngày nào trong tháng thì mỗi một doanh nghiệp, công ty cần nắm rõ được tiền lương đóng BHXH bắt buộc cho người lao động là những khoản nào, để từ đó có thể đảm bảo quyền lợi của chính người lao động trong công ty mình, vậy căn cứ theo khoản 2,3 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy như sau:

Điều 17. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Từ quy định trên, mức lương đóng BHXH bắt buộc gồm có:

– Múc lương.

– Phụ cấp lương.

– Các khoản bổ sung khác.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như:

– Tiền thưởng căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

– Tiền thưởng sáng kiến.

– Tiền ăn giữa ca.

– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.

– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Báo tăng BHXH trước ngày nào trong tháng?

Hiện nay nhiều doanh nghiệp, công ty chưa nắm được rõ quy định pháp luật mà dẫn đến tình trạng không báo tăng BHXH cho người lao động đúng ngày, vậy phải báo tăng BHXH trước ngày nào trong tháng thì căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Điều 99. Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

Do đó, có thể thấy khi thuộc các trường hợp tăng lao động đóng BHXH thì người sử dụng lao động phải thực hiện báo tăng với cơ quan BHXH trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát sinh.

Báo tăng BHXH trước ngày nào trong tháng?
Báo tăng BHXH trước ngày nào trong tháng?

Tính lãi chậm đóng và truy thu BHXH trong trường hợp nào?

Như trong trường hợp trên, việc doanh nghiệp không báo tăng BHXH có thể sẽ gây ra thiếu hụt về một khoản tiền, những trường hợp kiểu vậy có cần tính lãi chậm đóng và truy thu BHXH hay không thì căn cứ tại khoản 1 Điều 37 và khoản 1 Điều 38 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 do BHXH TP. HCM hướng dẫn có quy định các trường hợp sau sẽ bị tính lãi chậm đóng và truy thu BHXH như sau:

Về lãi chậm đóng:

Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chưa đóng. Tiền lãi chậm đóng được tính vào ngày đầu hằng tháng.

Về Truy thu:

– Truy thu do trốn đóng:

Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:

+ Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;

+ Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.

– Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ chưa đóng: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

– Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động:

Trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Báo tăng BHXH trước ngày nào trong tháng?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách hàng khi dùng dịch vụ liên quan tới tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu gồm có những gì?

Tại khoản 1 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

Theo quy định có mấy đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH?

Căn cứ tại mục I Công văn 1880/BHXH-CSXH năm 2023 quy định:
Các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH bao gồm:
– Đơn vị đang làm thủ tục phá sản;
– Đơn vị đã có Quyết định phá sản của Tòa án;
– Đơn vị không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký;
– Đơn vị không có người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, có 04 đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH.

Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần bao gồm những gì?

Đối với quy định về hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần thì tại Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 quy định hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:
– Bản chính sổ bảo hiểm xã hội.
– Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB).
– Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng… phải có thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án cụ thể.
– Bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (Mẫu số 04B – HBQP ban hành kèm theo Thông tư 136/2020/TT-BQP ngày 29.10.2020).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.