Xin chào Luật sư 247, Tôi chuẩn bị tham gia nhập ngũ vào tháng 7 năm nay nên có một vài thắc mắc về quy định bảo hiểm xã hội dành cho bộ đội. Tôi có nghe nói bảo hiểm xã hội dành cho bộ đội được đóng với mức 6 triệu/ tháng và được bộ quốc phòng đóng và làm thủ tục cho hoàn toàn. Xin hỏi Luật sư, thông tin trên có đúng không và các quy định hiện tại về bảo hiểm xã hội dành cho quân đội như thế nào?
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật sư 247. Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Bảo hiểm xã hội cho bộ đội”
Căn cứ pháp lý
Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho quân đội là ai?
Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng. Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho quân đội là ai?
Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
- Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.
Về các đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội quân đội thì tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Thông tư 37/2017/TT-BQP hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong bộ quốc phòng quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
- Người lao động trong Bộ Quốc phòng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (người làm công tác cơ yếu);
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí (học viên cơ yếu);
c) Công nhân, viên chức quốc phòng, công chức, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu không phải là quân nhân;
d) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (sau đây gọi chung là lao động hợp đồng).
… - Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và đóng BHXH theo quy định thì được hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
Như vậy, quân nhân nếu thuộc các trường hợp nêu trên thì phải đóng bảo hiểm xã hội quân đội bắt buộc.
Mức đóng bảo hiểm xã hội cho quân đội và bảo hiểm y tế quân đội hiện nay là bao nhiêu?
Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Mức đóng bảo hiểm xã hội cho quân đội
Căn cứ Điều 3 Thông tư 37/2017/TT-BQP hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong bộ quốc phòng quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội quân đội bắt buộc như sau:
Mức đóng bảo hiểm xã hội quân đội bắt buộc hằng tháng của người lao động hưởng tiền lương và của đơn vị (người) sử dụng lao động bằng 26% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quân đội (trong đó: đơn vị đóng 18% mức tiền lương tháng đóng BHXH và người hưởng lương đóng 8% mức tiền lương tháng đóng BHXH).
Mức đóng bảo hiểm xã hội quân đội bắt buộc hằng tháng của người lao động hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí bằng 23% mức lương cơ sở và do đơn vị (người) sử dụng lao động đóng.
Đối tượng được cấp có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì mức đóng bảo hiểm xã hội quân đội hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:
Bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quân đội bắt buộc của người lao động tại tháng liền kề trước khi ra nước ngoài đối với người đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc;
Bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
Mức đóng bảo hiểm y tế quân đội
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định về mức đóng BHYT và trách nhiệm đóng BHYT theo đó:
Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ.
Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ,
Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng cơ quan có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế phù hợp.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 143/2020/TT-BQP quy định về mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT như sau:
Mức đóng, trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
…
- Đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng.
Theo đó, thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ sẽ có mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng.
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bộ đội phải tham gia
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bộ đội phải tham gia là gì? Quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện cả 05 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất. Đây là những chế độ cơ bản của những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bộ đội cũng là một trong những đối tượng như vậy.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 33/2016/NĐ-CP, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
“Điều 3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
- Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này được thực hiện cả 05 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
- Người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.”
Mời bạn xem thêm
- Đi khám bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế xử lý như thế nào?
- Năm 2022, thu nhập bình quân dưới 2 triệu đồng có thuộc hộ nghèo?
- Khám bệnh không có bảo hiểm y tế bao nhiêu tiền?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ 247
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Bảo hiểm xã hội cho bộ đội“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP đã khẳng định, thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
Như vậy, trong thời gian 24 tháng tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân cũng được coi như đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính hưởng các chế độ sau này.
Cụ thể như sau:
– Trước khi nhập ngũ đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: Khi xuất ngũ về địa phương được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ bảo hiểm.
– Trước khi nhập ngũ đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó xuất ngũ về cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đóng tiếp bảo hiểm xã hội: Được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian đóng bảo hiểm xã hội quân đội sau này với công thức sau:
Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ) + Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ)
Như vậy, có thể thấy, thời gian đi nghĩa vụ quân sự không làm gián đoạn quá trình đóng bảo hiểm xã hội mà còn giúp người nhập ngũ tích lũy thêm thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng các chế độ sau này.
Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2012, Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP thì trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động để xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Ngoài ra, tại Khoản 1, 2 Điều 89 Luật BHXH quy định cụ thể tiền lương làm căn cứ đóng BHXH như sau:
– Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
– Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của Bạn sẽ căn cứ vào chế độ tiền lương công ty trả cho Bạn.
Về tính chế độ hưu trí:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006, vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối ở khu vực Nhà nước.
Cách tính BHXH cho người đi bộ đội nghĩa vụ được tính theo công thức sau:
Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ) + Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ)
Ví dụ: Bạn là Nam giới, sau khi học xong Đại học (năm 2002) bạn đi nghĩa vụ quân sự 2 năm 6 tháng và được xuất ngũ vào tháng 7 năm 2004. Sau đó đầu năm 2005 bạn làm cho một công ty tư nhân, tiếp tục đóng bảo hiểm tới nay được 14 năm.