Người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không?

26/06/2023
Người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không?
259
Views

Bảo hiểm xã hội là sự chính sách an sinh có ý nghĩa lớn của nhà nước, bảo hiểm xã hội không chỉ đảm bảo chế độ chăm sóc sức khỏe, quyền lợi cho người dân mà còn là nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Nhiều thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội rằng khi người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không? Khi người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân của họ sẽ nhận được những khoản hỗ trợ nào? Để nắm được quy định về vấn đề này, bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Bảo hiểm xã hội là gì?

Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 cụ thể như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Như vậy, có thể thấy BHXH là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.

Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau.

Người tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi về tiền trợ cấp nhằm bảo đảm thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho người tham và gia đình của họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Trong trường hợp người tham gia không muốn tiếp tục tham gia BHXH thì có thể rút BHXH 1 lần khi có yêu cầu. Mức hưởng sẽ căn cứ theo mức tiền lương đóng vào Quỹ hàng tháng và thời gian tham gia theo quy định.

Người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không?

BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Vậy các chế độ mà người tham gia đóng bảo hiểm được hưởng là gì? Khi người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không?

Các chế độ mà người tham gia đóng bảo hiểm được hưởng được quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

– Chế độ khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

+ Ốm đau.

+ Thai sản.

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Hưu trí.

+ Tử tuất.

– Chế độ khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

+ Hưu trí.

+ Tử tuất.

Trong đó, chế độ tử tuất được giải quyết khi người đóng bảo hiểm xã hội chết. Quyền lợi của chế độ tử tuất được cơ quan BHXH thanh toán cho thân nhân của người lao động đã chết.

Tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH mà khoản tiền chế độ tử tuất dành cho thân nhân người lao động sẽ có chút khác biệt.

Người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không?

Người đang đóng BHXH chết, người thân nhận được bao nhiêu tiền?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bù đắp thu nhập cho người lao động khi người lao động đang tham gia vào quan hệ lao động hoặc kể cả khi chấm dứt quan hệ lao động hay khi người lao động chết. 

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất. Cụ thể, số tiền của từng khoản trợ cấp như sau:

(1) Trợ cấp mai táng.

Căn cứ khoản 2 Điều 66 Luật BHXH năm 2014, người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bị chết, người thân đứng ra lo mai táng sẽ nhận được số tiền sau đây:

Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở

Trợ cấp mai táng được trả 1 lần cho thân nhân người lao động. Tuy nhiên, trợ cấp mai táng chỉ được chi trả cho người lao động đã có thời gian đóng BHXH nhất định. Cụ thể:

– BHXH bắt buộc: Người lao động bị chết phải đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên.

– BHXH tự nguyện: Người lao động bị chết phải đã đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên.

(2) Trợ cấp tuất

Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bị chết, người thân của họ sẽ nhận được trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng.

* Trợ cấp tuất hằng tháng:

Căn cứ Điều 68 Luật BHXH năm 2014, trợ cấp tuất hằng tháng được tính như sau:

– Người thân không có người trực tiếp nuôi dưỡng:

Trợ cấp tuất hằng tháng = 70% x Mức lương cơ sở

– Những người thân còn lại:

Trợ cấp tuất hằng tháng = 50% x Mức lương cơ sở

Trợ cấp tuất hằng tháng được chi trả cho tối đa 04 người thân. Trợ cấp tuất hằng tháng chỉ áp dụng với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH mà bị chết.

* Trợ cấp tuất một lần:

Căn cứ Điều 70 và Điều 81 Luật BHXH năm 2014, người lao động đóng bảo hiểm xã hội bị chết, người thân sẽ được thanh toán tiền trợ cấp tuất 1 lần như sau:

Mức trợ cấp tuất 1 lần=1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH trước 2014+2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH từ 2014

Trợ cấp tuất 1 lần được áp dụng với trường hợp không thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trường hợp người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

Làm thế nào để nhận tiền tử tuất từ cơ quan BHXH?

Khi người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bị chết, người thân muốn nhận tiền tử tuất phải thực hiện thủ tục hưởng chế độ tử tuất theo quy định tại Quyết định 166/QĐ-BHXH và Quyết định 896/QĐ-BHXH như sau:

 * Hồ sơ nhận tiền tử tuất:

Hồ sơ bao gồm:

– Bản chính Sổ BHXH.

– Bản sao Giấy chứng tử hoặc bản sao Giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao Quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

– Bản chính Tờ khai của thân nhân (mẫu 09-HSB).

– Bản chính Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bản sao Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

– Trường hợp thanh toán phí giám định thì có thêm Hóa đơn, chứng từ kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở giám định.

– Bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin

* Nơi nộp hồ sơ:

– Trường hợp đóng BHXH bắt buộc: Nộp hồ sơ cho doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc để nộp cho cơ quan BHXH.

– Trường hợp đóng BHXH tự nguyện: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc Ủy ban nhân  dân (UBND) cấp xã nơi thân nhân cư trú.

* Thủ tục nhận tiền tử tuất:

Bước 1: Thân nhân chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ tử tuất.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho doanh nghiệp hoặc cơ quan BHXH/UBND xã nơi cư trú.

Bước 3: Nhận tiền tử tuất do cơ quan BHXH chi trả

Hình thức nhận: Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua bưu chính hoặc thông qua tài khoản ATM.

Thời hạn chi trả: Tối đa 08 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo đơn xin hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Xác định thời gian tham gia BHXH như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Quy định về quỹ BHXH như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để tham gia BHXH lần đầu?

– Đối với doanh nghiệp:
Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH theo mẫu TK3-TS
Danh sách lao động tham gia BHXH mẫu D02-TS
– Đối với người lao động:
Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH theo mẫu TK1-TS
Đối với người hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn: Giấy tờ chứng minh (bản chính hoặc bản sao có chứng thực, ví dụ một số giấy tờ như: Giấy xác nhận tàn tật, giấy xác nhận tham gia kháng chiến và là cựu chiến binh, Giấy xác nhận hộ nghèo…)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.