Đi khám bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế xử lý như thế nào?

15/06/2023
Quyền lợi khi đi khám bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?
191
Views

Theo quy định pháp luật nước ta bảo hiểm y tế là một loại bảo hiểm bắt buộc, việc quy định này với ý nghĩa đảm bảo sự công bằng về sức khỏe cho mọi người dân, đảm bảo rằng mọi công dân đều có cơ hội được khám chữa bệnh, đặc biệt là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn… bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ họ phần nào gánh nặng tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không tham gia bảo hiểm này, vậy pháp luật quyền lợi khi đi khám bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung sau

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014

Bảo hiểm y tế là gì?

Hiện nay, có nhiều định nghĩa về Bảo hiểm y tế.

Thứ nhất, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, không nhằm mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và toàn dân tham gia.

Thứ hai, bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm y tế sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.

Theo quy định tại khoản 1.2 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Quyền lợi khi đi khám bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế xử lý như thế nào?

Khi không có bảo hiểm Y tế lúc khám chữa bệnh thì người bệnh sẽ giảm tiến hành chi phí khám chữa bệnh như bình thường. Tuy nhiên pháp luật quy định một số quyền lợi cho người khám bệnh nhưng không có thẻ Bảo hiểm y tế.

Trường hợp NLĐ đi khám chữa bệnh khi thẻ BHYT chưa có hiệu lực:

Hiện nay, pháp luật có những quy định nào để đảm bảo Quyền lợi người bệnh khi Khám bệnh, chữa bệnh không có thẻ BHYT? Theo quy định tại khoản 3 Điều 49 của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 :

“3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:

Quyền lợi khi đi khám bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?

a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ BHYT;

b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho NLĐ trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà NLĐ đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT”.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu việc vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của NLĐ thì doanh nghiệp có thể bị xử lý hình sự.

Trường hợp NLĐ đi khám chữa bệnh trong thời gian thẻ BHYT đã có hiệu lực nhưng không mang thẻ hoặc trước khi ra viện không xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân hợp lệ:

Khi đi khám chữa bệnh trong thời gian chưa được cấp thẻ, NLĐ có thể xin giấy xác nhận tham gia BHYT từ cơ quan BHXH để sử dụng tạm thời hoặc có thể đi khám chữa bệnh, thanh toán chi phí với bệnh viện sau đó làm hồ sơ thanh toán lại chi phí BHYT trong phạm vi được hưởng.

Để đảm bảo Quyền lợi người bệnh khi Khám bệnh, chữa bệnh không có thẻ BHYT, pháp luật đã có những quy định cụ thể về trường hợp này. Hồ sơ thanh toán chi phí BHYT trực tiếp với cơ quan BHXH bao gồm:

Điều kiện

– Khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở KCB không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với quỹ BHYT.

– NLĐ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp thẻ BHYT.

– Khám bệnh, chữa bệnh không đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại điều 26, 27, 28 Luật Bảo hiểm y tế.

Hồ sơ giải quyết

– Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (cơ quan BHXH cung cấp)

– Thẻ BHYT

– Chứng minh thư nhân dân

– Bảng chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, giấy ra viện, hóa đơn thu viện phí và các giấy tờ liên quan)

Thời hạn giải quyết

– Nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nới NLĐ tham gia BHXH hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú.

– Trong thời hạn tối đa 40 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của người có yêu cầu, cơ quan BHXH phải hoàn thành việc giám định và tiến hành thanh toán chi phí KCB trực tiếp cho người bệnh.

Mức thanh toán BHYT

– Trường hợp người bệnh đến cơ sở KCB chữa các bệnh trong có danh mục BHYT thanh toán sẽ trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT theo quy định.

– Trường hợp người bệnh đến KCB tại các cơ sở không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT: thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT nhưng tối đa không vượt quá mức quy định sau:

Loại hình khám bệnh, chữa bệnhTuyến chuyên môn kỹ thuậtMức thanh toán tối đa cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh (đồng)
1. Ngoại trúCơ sở y tế tuyến huyện và tương đương60.000
2. Nội trúCơ sở y tế tuyến huyện và tương đương500.000
Cơ sở y tế tỉnh và tương đương1.200.000
Cơ sở y tế trung ương và tương đương3.600.000

*Lưu ý:

– Các trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú không thực hiện thủ tục khám chữa bệnh BHYT không được quỹ BHYT thanh toán.

– Các trường hợp mất giấy ra viện thì liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xin giấy xác nhận sao y.

Hiện nay, pháp luật đang có rất nhiều quy định để đảm bảo quyền lợi người bệnh khi khám bệnh, chữa bệnh không có thể BHYT. Đặc biệt, Từ 01/06/2021, người dân không phải mang theo thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh. Thay vào đó, người dân được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy. Cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT được hiển thị trên ứng dụng Vss-ID. Trong trường hợp mất thẻ BHYT giấy, người dân vẫn có thể sử dụng VssID và mọi quyền lợi của người KCB vẫn sẽ được đảm bảo như khi sử dụng BHYT bằng giấy.

Chi phí nằm viện không có bảo hiểm là bao nhiêu?

Khi không có bảo hiểm Y tế thì chi phí nằm viện tính theo quy định của bệnh viên đó hoặc nhà nước. Chi phí bao gồm các khoản dịch vụ điều trị khác nhau. Vậy chi phí nằm viện không có bảo hiểm là bao nhiêu tiền?

Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 37/2018 về mức tối đa khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở y tế của Nhà nước. Theo đó:

– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng I giảm từ 39.000 đồng/lượt xuống còn 37.000 đồng/lượt;

– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng II giảm từ 35.000 đồng/lượt xuống còn 33.000 đồng/lượt;

– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng III giảm từ 31.000 đồng/lượt xuống còn 29.000 đồng/lượt;

– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã giảm từ 29.000 đồng/lượt xuống còn 26.000 đồng/lượt.

Theo đó, giá tối đa (bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương) dịch vụ khám bệnh ở các CSYT của Nhà nước giảm so với Thông tư 02/2017/TT-BYT như sau:

– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng I giảm từ 39.000 đồng/lượt xuống còn 37.000 đồng/lượt;

– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng II giảm từ 35.000 đồng/lượt xuống còn 33.000 đồng/lượt;

– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng III giảm từ 31.000 đồng/lượt xuống còn 29.000 đồng/lượt;

– Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã giảm từ 29.000 đồng/lượt xuống còn 26.000 đồng/lượt.

Ngoài ra, Thông tư 37 cũng công bố:

+ Mức tối đa khung giá dịch vụ ngày giường điều trị tại Phụ lục II;

+ Mức tối đa khung giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm tại Phụ lục III;

+ Bổ sung ghi chú của một số dịch vụ kỹ thuật đã được Bộ Y tế xếp tương đương tại các Quyết định của Bộ Y tế tại Phụ lục IV.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quyền lợi khi đi khám bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về phí chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Tra cứu thời hạn sử dụng của thẻ BHYT bằng cách nào?

Muốn biết thẻ BHYT của mình có hạn sử dụng trong bao lâu, cách nhanh nhất là tra cứu online theo một trong 03 cách sau:
Cách 1. Tra cứu trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội
Cách 2. Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại (1.000 đồng/tin nhắn)
BH{dấu cách}THE{dấu cách}Mã thẻ BHYT gửi 8079
Cách 3. Tra cứu bằng ứng dụng VssID

Mức đóng BHYT hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 và Nghị định 146/2018 NĐ-CP quy định chi tiết về mức đóng BHYT. Cụ thể:
+ Đối với 3 nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do Quỹ Bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng: Mức đóng BHYT là 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng.
+ Đối với nhóm hộ gia đình: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
+ Đối với nhóm do Ngân sách nhà nước đóng: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo có mức hỗ trợ tối thiểu là 70% tiền lương cơ sở; học sinh, sinh viên; hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình có mức hỗ trợ tối thiểu là 30% mức lương cơ sở.

Thẻ bảo hiểm y tế có chứa những thông tin gì?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:
– Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
– Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
– Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
– Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
– Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.

4/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Comments are closed.