Bảo hiểm thân thể cho giáo viên nghỉ hưởng chế độ thai sản như thế nào

10/05/2021
Bảo hiểm thân thể cho giáo viên nghỉ hưởng chế độ thai sản như thế nào
2028
Views

Câu hỏi: Mỗi năm, trường học nơi mình đang đang công tác lại thu của cán bộ công nhân viên nhà trường 1 khoản tiền để mua bảo hiểm thân thể cho giáo viên. Vậy cho mình hỏi hiện mình đang mang thai, liệu những lần mình đi khám thai có được bảo hiểm thân thể hỗ trợ chi phí gì không? Khi mình sinh con, ngoài tiền thai sản của bảo hiểm xã hội chi trả, thì mức hưởng bên bảo hiểm thân thể của mình sẽ là bao nhiêu?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Sư 247. Luật sư tư vấn về vấn đề bảo hiểm thân thể cho giáo viên như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật kinh doanh bảo hiểm 2000
  • Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010

Bản chất của bảo hiểm thân thể

Hiện nay, pháp luật không có bất cứ một quy định nào cụ thể ghi nhận khái niệm “bảo hiểm thân thể”. Hiểu một cách khái quát bảo hiểm thân thể là một loại bảo hiểm tư nhân, do doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh bảo hiểm cung cấp. Bản thân bảo hiểm thân thể này là cách gọi khác của bảo hiểm sức khỏe, mà theo hướng dẫn tại khoản 20 điều 3 luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 được hiểu là:

“20. Bảo hiểm sức khoẻ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”

Theo đó, khi người mua bảo hiểm tham gia loại hình bảo hiểm sức khỏe, khi họ bị ốm đau, tai nạn, điều trị thương tật, căn cứ vào những điều khoản 2 bên ký kết trong hợp đồng bảo hiểm, bên doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán chi phí khám chữa bệnh đó.

Điều kiện, mức hưởng bảo hiểm thân thể cho giáo viên

Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung 2010 có quy định:

“1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

b) Đối tượng bảo hiểm;

c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

e) Thời hạn bảo hiểm;

g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

i) Các quy định giải quyết tranh chấp;

k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận.”

Theo quy định trên, pháp luật không quy định cụ thể điều kiện hay mức hưởng bảo hiểm thân thể là bao nhiêu mà những quy định trên chủ yếu phụ thuộc vào thỏa thuận giữa bên tham gia bảo hiểm và bên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Do đó, việc bạn có được chi trả tiền bảo hiểm thân thể những ngày đi khám thai hay mức hưởng bảo hiểm sau khi bạn sinh con là bao nhiêu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các điều khoản hợp đồng mà nhà trường ký với bên kinh doanh bảo hiểm.

Bạn cần liên hệ với bên đại diện tham gia bảo hiểm thân thể từ phía trường để được yêu cầu xem xét hợp đồng, từ đó xác định bản thân có đáp ứng đủ điều kiện, cũng như được hưởng bảo hiểm thân thể hay không. 

“Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Bảo hiểm thân thể cho giáo viên. Hãy liên hệ Luật Sư X để được tư vấn cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Trả lời