Luật sư 247 xin giới thiệu với quý khách hàng, các Luật sư đồng nghiệp, những người hành nghề luật, các bạn đọc tổng hợp các bản án Tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực. Chúng tôi đã chọn lọc, tóm tắt những nội dung cốt yếu nhất để mô tả chung, khái quát về nội dung liên quan để tiện lợi cho việc tra cứu, học liệu, tham khảo sau này.
Quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu
Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Có hai trường hợp giao dịch được coi là không tuân thủ về hình thức, đó là: văn bản giao dịch không đúng quy định của pháp luật và văn bản giao dịch vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực. Theo đó, giao dịch dân sự đã được xác lập giữa các bên, trước hết, phải được thể hiện bằng văn bản và trường hợp giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử cũng được coi là giao dịch bằng văn bản (khoản 1 Điều 119 BLDS năm 2015)[1]. Ngoài ra, điều kiện để văn bản không tuân thủ về hình thức được Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực là một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch đó là, Điều 129 BLDS năm 2015 quy định giao dịch dân sự do không tuân thủ về hình thức: “1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”. Tuy nhiên, việc xác định như thế nào cho chính xác một hoặc các bên đã thực hiện hai phần ba nghĩa vụ sẽ gặp khó khăn trong thực tế. Bởi vì, trong thực tế không phải việc một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì giao dịch đó đương nhiên có hiệu lực. Cụ thể là, theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, sau khi xem xét đầy đủ các điều kiện của giao dịch như đã nêu trên thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Bởi vì, tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực”.
Như vậy, thông thường hợp đồng CNQSDĐ không tuân thủ các quy định về việc công chứng, chứng thực thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Theo đó, Luật Đất đai 2013 quy định thì hợp đồng CNQSDĐ phải được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì vẫn còn 02 trường hợp ngoại lệ, mà các bên CNQSDĐ không cần hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực (giấy viết tay hoặc hợp đồng đánh máy nhưng không công chứng hoặc chứng thực) mà vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), cụ thể: Theo quy định của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 43).
Khoản 1 Điều 82 Nghị định 43 quy định: Có 02 trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay hoặc hợp đồng không công chứng chưa được cấp Giấy CNQSDĐ thì được cấp Giấy CNQSDĐ theo thủ tục lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, cụ thể: Sử dụng đất do nhận CNQSDĐ trước ngày 01/01/2008; sử dụng đất do nhận CNQSDĐ từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định 43. Theo đó, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy CNQSDĐ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng phải nộp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực.
Tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên”. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”. Như vậy, trong trường hợp CNQSDĐ hoặc CNQSDĐ và tài sản gắn liền với đất là một loại giao dịch dân sự cụ thể mà không công chứng thì vẫn được công nhận nếu có đủ điều kiện sau: “Được xác lập bằng văn bản; một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng (thường sẽ là trả ít nhất 2/3 số tiền chuyển nhượng của thửa đất); bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên yêu cầu mà Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó”.
Bản án hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu mới
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không ký trước mặt người chứng thực nên vô hiệu
- Chuyển nhượng đất sau khi có Bản án/Quyết định của Tòa án. Hợp đồng vô hiệu, đất vẫn bị kê biên
- Hợp đồng hoán đổi quyền sử dụng đất vô hiệu
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2002 vô hiệu do không được công chứng, không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đụng đất vô hiệu. Chuyển nhượng đất không đủ diện tích tối thiểu cấp sổ. Hợp đồng không thể hiện số thửa, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất
- Hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu do một phần đất đã được chuyển nhượng cho người khác
- Hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu do đất không đủ điều kiện tách thửa
- Hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu do đất không đủ điều kiện tách thửa 2
- Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc. Cấp sơ thẩm xác định tranh chấp quyền sử dụng đất là sai
- Hợp đồng chuyển nhương năm 1994 thiếu thành viên hộ. Không được công chứng, không ghi tứ cận, số thửa, tờ bản đồ, địa chỉ
- Hợp đồng chuyển nhượng công chứng vô hiệu do giả tạo, che dấu hợp đồng vay
- Hợp đồng vô hiệu về hình thức theo BLDS 2005
- Hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất vô hiệu
- Hợp đồng ủy quyền năm 2011 lúc đất đã bị thu hồi. Hợp đồng chuyển nhượng năm 2013 khi đất đã được trả lại. Hợp đồng vô hiệu
Bản án hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực
- Công nhận hợp đồng do đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ
- Công nhân hợp đồng do đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ 2
- Sổ ghi đất của hộ nhưng xác định lại là đất của vợ chồng
- Chuyển nhượng đất hộ gia đình. Chưa quá 2/5 tài sản, người trong hộ hưởng lợi ích mà không phản đối nên Hợp đồng có hiệu lực
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản bằng giấy viết tay năm 1996. Không vô hiệu
- Chuyển nhượng bằng giấy tay năm 2000 không vô hiệu
- Hợp đồng chuyển nhượng năm 1999 không được công chứng, đất chưa được cấp sổ. Cần xác minh thêm để công nhận Hợp đồng
- Hợp đồng chuyển nhượng năm 1999 thiếu thành viên trong hộ, không có số tờ, số thửa, giá chuyển nhượng. Bên mua được cấp sổ do sử dụng ổn định nên Tòa không tuyên Hợp đồng vô hiệu
- Hợp đồng chuyển nhượng bằng lời nói, đã xây nhà kiên cố. Không tuyên vô hiệu
- Hợp đồng chuyển nhượng bằng giấy tay năm 2000 được công nhận do các bên đã giao nhận đủ đất/vàng
- Hủy án do Tòa án hủy hợp đồng và giải quyết hậu quả của Hợp đồng vô hiệu khi đương sự không yêu cầu
- Hợp đồng chuyển nhượng ghi diện tích thấp hơn diện tích thực tế sử dụng. Căn cứ diện tích thực tế để công nhận hợp đồng
- Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khi đương sự có nghĩa vụ phải thi hành
- Giá ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá thực tế
- Hợp đồng chuyển nhượng trước khi có Bản án/quyết định của Tòa án. Giao dịch hợp pháp
Mời bạn xem thêm:
- Bản án hủy quyết định thu hồi đất
- Bản án kết hôn giả tạo mới năm 2022
- Sửa chữa, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Bản án hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu mới “. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới làm sổ đỏ trên đất người khác, tranh chấp quyền sử dụng đất,… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Liên hệ hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật tại Điều 124 và Điều 131 của Bộ luật dân sự 2015 thì:
“Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”
Điều 117 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
Ngoài ra, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.