Vi phạm pháp luật về đất đai là gì theo quy định 2022?

03/11/2022
Vi phạm pháp luật về đất đai là gì theo quy định 2022?
200
Views

Vi phạm pháp luật về đất đai là gì theo quy định 2022? Trong mối quan hệ pháp luật đất đai, những hành vi như giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng mục đích, lấn chiếm đất đai, chuyển quyền sử dụng đất trái phép… là những hành vi vi phạm pháp luật. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu chi tiết về quy định này.

Căn cứ pháp lý

Vi phạm pháp luật về đất đai là gì theo quy định 2022?

Ngăn ngừa vi phạm pháp luật là một trong những hoạt động chính nhằm duy trì sự ổn định trật tự xã hội và tăng cường pháp chế XHCN.

Muốn vậy, Nhà nước phải đề ra những quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi xử sự của con người, hướng những hành vi đó theo hướng tích cực nhưng trong quá trình thực hiện không phải lúc nào các chủ thể cũng làm đúng những quy định đó, thậm chí còn làm trái, làm ngược lại các khuôn mẫu có sẵn, vì thế mà có hiện tượng vi phạm pháp luật. 

Trước hết, vi phạm pháp luật là những hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội, đến các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Tuy khác nhau ở mức độ, bản chất và cách thức thể hiện song tất cả các vị phạm đều có điểm chung đó là hành vi gây nguy hại cho xã hội.

Trong quan hệ pháp luật đất đai, những hành vi như giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, lấn chiếm đất đai, chuyển QSDĐ trái phép… là những hành vi vi phạm pháp luật. 

Như vậy, vi phạm pháp luật đất đai là hành vi trái pháp luật, được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới quyền lợi của Nhà nước, với vai trò là đại diện cho chủ sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đai, cũng như các quy định về chế độ sử dụng các loại đất.

Dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật đất đai

 Có hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật đất đai là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai, xâm phạm tới những khách thể được pháp luật bảo vệ.

Để nhận biết một hành vi là trái pháp luật cần phải căn cứ vào quy định của pháp luật và đôi khi căn cứ vào cả phong tục tập quán của từng địa phương để xem xét hành vi nhất định.

Hành vi không thực hiện quy định của pháp luật đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích được giao, không áp dụng các biện pháp cải tạo, bồi bổ đất đai… hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai: giao đất vượt quá hạn mức, chuyển nhượng đất trái phép, vi phạm quy hoạch sử dụng đất đã được công bố, huỷ hoại đất…

Có thể khái quát rằng hành vi trái pháp luật đất đai được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, đi ngược lại những yêu cầu trong các quy định của pháp luật, có tác hại cho các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. 

Cần phải lưu ý, việc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai không được coi là hành vi trái pháp luật khi có liên quan đến việc thực hiện mệnh lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do những sự kiện xảy ra ngoài ý chí và khả năng của người sử dụng đất. 

Vi phạm pháp luật về đất đai là gì theo quy định 2022?
Vi phạm pháp luật về đất đai là gì theo quy định 2022?

Yếu tố lỗi

Nếu hành vi trái pháp luật đất đai chỉ là dấu hiệu bên ngoài để xem xét hành vi đó có vi phạm pháp luật đất đai hay không thì lỗi chính là trạng thái tâm lí, là ý chí chủ quan của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm. 

Lỗi có thể là cố ý hoặc vô ý, thể hiện nhận thức của bản thân người vi phạm đối với hành vi và hậu quả của hành vi do họ gây ra. Vì thế sẽ không bị coi là có lỗi nếu người đó không nhận thức được hành vi của mình.

Xét yếu tố lỗi một cách chính xác sẽ xác định được hình thức xử lí phù hợp nhất đối với một hành vi vi phạm. Hành vi trái pháp luật là sự thực hiện trên thực tế còn lỗi thể hiện mục đích cần đạt được của hành vi đó. 

Khác với căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi vi phạm trong các loại quan hệ xã hội khác, đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai, đa số các trường hợp chỉ cần hai dấu hiệu như trên là đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lí mà không cần phải có những yếu tố như có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Bởi vì, Luật đất đai điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong quá trình sở hữu, quản lí và sử dụng đất đai, trong đó Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền đại diện cho chủ sở hữu thực hiện quyền quản lí thống nhất đối với toàn bộ đất đai.

Vì thế, mọi hành vi làm xâm hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước đều là hành vi vi phạm pháp luật. Hơn nữa, đất đai là tài sản đặc biệt mang tính tự nhiên.

Thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra nhiều khi không biểu hiện rõ ràng nhưng có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng và việc khắc phục hậu quả không chỉ thực hiện trong những khoảng thời gian cụ thể. 

Những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ

Theo quy định tại Điều 97 của  Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 thì những hành vi sau đây là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai:

“1. Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành vi sau:

a) Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;

b) Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.

2. Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

a) Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định;

b) Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

c) Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3. Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

a) Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa;

b) Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm các hành vi sau:

a) Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 67 của Luật Đất đai; không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

b) Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

c) Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa;

d) Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Vi phạm quy định về trưng dụng đất bao gồm các hành vi sau:

a) Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng;

b) Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 72 của    Luật Đất đai.

6. Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý bao gồm các hành vi sau:

a) Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích;

b) Sử dụng đất sai mục đích;

c) Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát.

7. Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

a) Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi;

b) Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính;

c) Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính;

d) Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định;

đ) Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện;

e) Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền;

g) Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân;

h) Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Vi phạm pháp luật về đất đai là gì theo quy định 2022?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới ly hôn thuận tình hoặc muốn nhận được sự tư vấn chi tiết hơn về gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, đền bù đất nông nghiệp,… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm pháp luật quy định về trưng dụng đất?

Vi phạm quy định về trưng dụng đất bao gồm các hành vi dưới đây:
Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng;
Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định, cụ thể: Nhà nước chỉ trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Đối tượng bị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai?

Theo Điều 96 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai gồm:
Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính cấp xã (xã, phường, thị trấn) có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai như: Công chức thuộc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, cán bộ, công chức thuộc Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)…
Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý, cụ thể:
+ Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm: Công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;
+ Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;
+ Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.