Hệ quả pháp lý của công tác hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

01/11/2022
Hệ quả pháp lý của công tác hòa giải tranh chấp đất đai là gì?
388
Views

Chào Luật sư, tôi và hàng xóm có tranh chấp về phần đất liền kề nhau. Nếu bây giờ kiện ra tòa thì thời gian giải quyết tối đa là bao lâu? Tranh chấp của tôi nghe nói phải tiến hành hòa giải qua 2, 3 bước gì đó. Hệ quả pháp lý của công tác hòa giải tranh chấp đất đai là gì? Hiện nay công tác hòa giải tranh chấp đất đai thực hiện như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật su.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư 247 xin tư vấn cho bạn như sau:

Hoà giải là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt, hòa giải là “hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa”.

Trên thực tế, biện pháp hòa giải là việc bên thứ ba xuất hiện có vai trò thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa. Thông thường, việc hoà giải được tiến hành sau khi thương lượng (khiếu nại) giữa các bên đã không đạt được kết quả.

Về bản chất, hòa giải là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt, hiệu quả giúp cho các bên tranh chấp tìm ra một phương pháp thống nhất để tháo gỡ mâu thuẫn, bắt đồng trong quan hệ pháp luật, nhất là trong lĩnh vực đất đai.

Hòa giải là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống, phù hợp với tâm lý, tình cảm và văn hóa của người Việt Nam. Hòa giải có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhu cầu và đòi hỏi của xã hội để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Với cách thức thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc chia sẻ, cảm thông, hòa giải góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Hòa giải thành giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải đưa ra xét xử; kết quả hòa giải thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành, vụ việc được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của người dân và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận. Vì vậy đối với Tòa án, đổi mới tăng cường và nâng cao hiệu quả hòa giải là giải pháp cơ bản, giúp giải quyết khối lượng công việc ngày càng nặng nề trong bối cảnh hàng năm các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính không ngừng tăng lên cả về số lượng và tính chất phức tạp. 

Hệ quả pháp lý của công tác hòa giải tranh chấp đất đai là gì?
Hệ quả pháp lý của công tác hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay ra sao?

Các dạng tranh chấp đất đai

Do đặc thù về điều kiện lịch sử, địa lý của Việt Nam nên các tranh chấp về đất đai cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có nhiều loại tranh chấp khác nhau.

Trên thực tế chúng ta thường thấy có 02 loại tranh chấp, đó là tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”, tức là xác định xem ai được quyền sử dụng đất, được quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013. Tranh chấp liên quan đến đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như giao dịch, di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất. Sở dĩ cần phân biệt như vậy là để xác định một cách chính xác trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được điều chỉnh bởi Luật Đất đai 2013.

Tranh chấp đất đai thường có các dạng sau: (i) tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất (bao gồm cả tranh chấp đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua nhiều lần thay đổi chính sách ruộng đất đã được chia cấp cho người khác); (ii) tranh chấp ranh giới thửa đất giữa các chủ thể sử dụng đất liền kề; (iii) tranh chấp lối đi chung. Trong các dạng tranh chấp đất đai thì tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất là phổ biến, phức tạp và còn nhiều khó khăn, vì vậy phạm vi bài viết này chỉ để cập đến giải quyết tranh chấp đất đai dạng này.

Sự ảnh hưởng của hoạt động quản lý đất đai đến việc giải quyết tranh chấp đất đai

Từ thực tế giải quyết tranh chấp đất đai cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp, một trong những nguyên nhân đó phát sinh từ hoạt động quản lý đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khắc phục các nguyên nhân này là việc cần phải làm để hướng đến nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp cũng như hiệu quả công tác quản lý đất đai trong giai đoạn tới.

Có thể kể đến các nguyên nhân bao gồm:

Một là, do sự quản lý yếu kém kéo dài của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai trong việc lưu trữ, quản lý hồ sơ. Một số cơ quan để xảy ra tình trạng thất lạc hồ sơ về thửa đất, lưu trữ không đầy đủ tài liệu làm gián đoạn thông tin về quá trình sử dụng đất, thông tin trong hồ sơ về thửa đất bị thiếu và không chính xác (về kích thước, số đo, diện tích, hình thù thửa đất, tài sản trên đất) dẫn đến không cập nhật được di biến động về thửa đất.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay ra sao?

Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, sau khi hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã mà hòa giải không thành, không hòa giải được thì nếu đất tranh chấp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì tòa án sẽ thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu đất đai không có giấy tờ nào nêu trên thì các bên tranh chấp được lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên.

Việc quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho tòa án khi loại đất tranh chấp mà các bên chưa có bất cứ loại giấy tờ gì là đã trao vượt quá chức năng, thẩm quyền của tòa án, chưa cần đánh giá về hiệu quả giải quyết tranh chấp. Từ chỗ, tòa án chỉ có quyền xác định ai là người có quyền dân sự đang bị người khác tranh chấp, nay với quy định như trên, tòa án lại có thêm quyền xác định ai được quyền sử dụng đất chưa có căn cứ pháp luật, chưa được công nhận về pháp lý mà vốn dĩ thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì chỉ những tài sản đã thuộc quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thể, nay có chủ thể khác xâm phạm, tranh chấp thì tòa án căn cứ vào tài liệu chứng cứ để xác định thực chất tài sản đó là của chủ thể nào thì công nhận cho chủ thể đó, buộc bên đang chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho bên có quyền. Tòa án không có thẩm quyền xác định tài sản tranh chấp (đất đai) cho bất cứ chủ thể nào khi đất đai chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chủ thể đó sử dụng[4]. Việc giao thẩm quyền giải quyết cho tòa án trong trường hợp này là không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tòa án, là trái quy định Hiến pháp và mâu thuẫn với chính quy định của Luật Đất đai về tính thống nhất trong quản lý đất đai.

Hệ quả pháp lý của công tác hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Khi các bên có tranh chấp về đất đai, nhiều trường hợp các mâu thuẫn đất đai đã được giải quyết nhờ việc hòa giải tại địa phương. Bằng cách thức để các bên có mâu thuẫn gặp gỡ và nhận được sự giúp đỡ của các hòa giải viên, là những người có hiểu biết pháp luật hay có các thông tin liên quan đến các phần đất có tranh chấp, các bên trong vụ tranh chấp có thể sẽ hiểu hơn về quyền lợi của mình và sẽ cùng dàn xếp hay thương lượng để giải quyết vụ việc. Qua thời gian điều luật được triển khai áp dụng vào thực tiễn, không ai có thể phủ nhận ý nghĩa xã hội của việc hòa giải này bởi nó có tác động lớn đến quá trình giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở cấp cơ sở, góp phần làm giảm gánh nặng cho tòa án. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị trấn trong trường hợp hòa giải thành vấn đề hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải thành tranh chấp đất đai tạo cơ sở cũng là một vấn đề còn bỏ ngỏ trong luật, Từ thực tiễn xét xử nhiều năm qua cho thấy, do chưa có văn bản hướng dẫn vì vậy dẫn đến nhiều cách giải quyết khác nhau đối với các trường hợp hòa giải thành tại cấp cơ sở. Cụ thể là:

  • Có quan điểm cho rằng: “các thỏa thuận các bên đạt được trong quá trình hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của các bên trong tranh chấp có giá trị bắt buộc các bên phải tuân thủ”. Khi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tiến hành hòa giải thành thì các thỏa thuận đó sẽ phát sinh hiệu lực và có giá trị ràng buộc các bên phải thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc các bên không được quyền khởi kiện ra tòa nữa. Trường hợp các bên đạt được hòa giải thành song chưa thi hành thỏa thuận hay thực hiện 1 phần thỏa thuận thì tòa án thụ lý giải quyết song khi giải quyết phải lưu ý, cân nhắc đến kết quả đã thỏa thuận.
  • Tuy nhiên có ý kiến khác lại cho rằng, mặc dù các bên đã thỏa thuận và được Ủy ban nhân dẫn xã, phường, thị trấn ghi nhận thì các bên sau đó vẫn có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về ranh giới đất tranh chấp, biên bản về sự thỏa thuận do cấp xã, phường, thị trấn được Ủy ban nhân dân có thẩm quyền lấy làm cơ sở ra quyết định cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên không có quyền khởi kiện ra tòa án, nếu các bên nộp đơn thì tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện.

Quan điểm của luật sư cho rằng, bản thân quy định Điều 202 Luật Đất đai 2013 chỉ đưa ra vấn đề hòa giải tại cấp cơ sở với tính chất là một thủ tục tiền tố tụng nhằm tạo điều kiện cho các bên đạt được thỏa thuận mà không coi thỏa thuận này là thủ tục cuối cùng. Mặc khác, cũng không có quy định nào của pháp luật xác định giá trị pháp lý ràng buộc về hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải thành tại cấp cơ sở. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chỉ có thể thực hiện việc hòa giải như một thủ tục tiền tố tụng mà không thể thay thế việc giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án. Cần thiết phải hiểu thống nhất rằng khi các bên đương sự đã thực hiện thủ tục hòa giải tại cấp cơ sở, trong mọi trường hợp khi không đạt được thỏa thuận thì các bên đều có thể được quyền khởi kiện tại tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Do vậy, việc các bên có thỏa thuận tại Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn không thể làm mất quyền khởi kiện ra tòa án của các bên. Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của các bên đương sự phụ thuộc vào việc xem xét và đánh giá các chứng cứ do các bên xuất trình và các chứng cứ khác được thu thập theo trình tự do luật định. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự theo một trình tự, thủ tục, do Bộ luật tố tụng dân sự quy định để đảm bảo sự thỏa thuận đó có hiệu lực thi hành.

Hệ quả pháp lý của công tác hòa giải tranh chấp đất đai là gì?
Hệ quả pháp lý của công tác hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Hệ quả pháp lý của công tác hòa giải tranh chấp đất đai là gì?” Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến mẫu hợp đồng dịch vụ làm sổ đỏ; mua bán đất đai, tranh chấp quyền sử dụng đất… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay được đánh giá thế nào?

– Thứ nhất, hòa giải là một biện pháp quan trọng được sử dụng với mục đích để giải quyết tranh chấp.
– Thứ hai, hòa giải phải có bên thứ ba làm bên trung gian để giúp cho các bên thỏa thuận với nhau về giải quyết mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp. Người có vai trò làm trung gian phải có vị trí độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp. Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết.
– Thứ ba, hoà giải trước hết phải là sự thoả thuận giữa các bên, thể hiện ý chí và quyền định đoạt của chính các bên tranh chấp. 

Chủ thể trong hòa giải tranh chấp đất đai là những ai?

Nói cách khác, chủ thể của quan hệ hoà giải phải chính là các bên tranh chấp. Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.

Hòa giải tranh chấp đất đai có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

Việc hoà giải đã góp phần giải quyết kịp thời, từ gốc mâu thuẫn, xích mích, các tranh chấp trong gia đình, cộng đồng dân cư, từ đó khôi phục, duy trì, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.