Ai được phép đăng ký hộ kinh doanh theo quy định năm 2022

10/07/2022
Ai được phép đăng ký hộ kinh doanh theo quy định năm 2022?
487
Views

Ngày nay, đăng ký hộ kinh doanh đang rất phổ biến đối với những cá nhân muốn kinh doanh nhỏ lẻ dạng gia đình. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì không phải đối tượng nào cũng được phép đăng ký hộ kinh doanh. Vậy, ai được phép đăng ký hộ kinh doanh theo quy định pháp luật? Hãy tìm hiểu cùng Luật sư 247.

Căn cứ pháp lý

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Ai được phép đăng ký hộ kinh doanh theo quy định?
Ai được phép đăng ký hộ kinh doanh theo quy định?

Đặc điểm của hộ kinh doanh:

Theo quy định Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể rút ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:

  • Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Tuy nhiên nếu muốn, chủ hộ vẫn có thể tự khắc con dấu; trên đó có tên hộ kinh doanh, địa chỉ hộ kinh doanh và mã số thuế.
  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh tạm thời; làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Đăng ký kinh doanh hộ cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.
  • Không bị giới hạn số lao động tối đa.
  • Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;
  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;
  • Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;
  • Hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí môn bài.
  • Hộ kinh doanh không được phép sử dụng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT)

Có những Ai được phép đăng ký hộ kinh doanh ?

Chủ thể có quyền đăng ký hộ kinh doanh:

  • Chủ thể đăng ký hộ kinh doanh bao gồm: cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình;
  • Cá nhân, nhóm cá nhân đăng ký hộ kinh doanh là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Chủ thể đăng ký hộ kinh doanh chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi cả nước;
  • Chủ thể đăng ký hộ kinh doanh được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
  • Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Những ai được phép đăng ký hộ kinh doanh?
Những ai được phép đăng ký hộ kinh doanh?

Chủ thể không có quyền đăng ký hộ kinh doanh:

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:

  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Quyền và nghĩa vụ của chủ thể đăng ký hộ kinh doanh

Tại Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh như sau:

  • Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
  • Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
  • Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ai được phép đăng ký hộ kinh doanh hiện nay?
Ai được phép đăng ký hộ kinh doanh hiện nay?

Lưu ý về đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh

  • Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu rõ, các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
  • Một người chỉ đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã là chủ một hộ kinh doanh trước đó, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng vẫn chưa tiến hành giải thể thì người này không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới (muốn đăng ký hộ kinh doanh mới phải giải thể hộ kinh doanh cũ).
  • Do tính chất pháp lý đặc thù của hộ kinh doanh là không có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Ai được phép đăng ký hộ kinh doanh theo quy định năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Chủ hộ kinh doanh có được thành lập công ty khác không?

Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Tuy nhiên, nếu chủ hộ kinh doanh có nhu cầu thành lập song song công ty TNHH và công ty cổ phần bên cạnh hoạt động của hộ kinh doanh thì không hạn chế.

Đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể ở đâu?

Công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ – trả kết quả của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc có thể đăng ký online tại trang dịch vụ công của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố/

Trách nhiệm pháp lý của chủ hộ kinh doanh?

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.