Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh thì sẽ tốt hơn ?

08/06/2022
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh
441
Views

Chào luật sư, gia đình tôi đang sản xuất hàng ván ép. Tôi đang phân vân là Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh. Luật sư có thể tư vấn cho tôi ưu nhược điểm của 2 loại hình này được không? Cảm ơn Luật sư.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp năm 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Quy định của pháp luật về thành lập công ty và hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; có đưa ra khái niệm về hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh

  • Chủ thể thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi; có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình. Khác với quyền thành lập doanh nghiệp thì người nước ngoài không có quyền thành lập hộ kinh doanh.
  • Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; trừ trường hợp có sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Hộ kinh doanh phải kinh doanh những ngành, nghề không bị cấm kinh doanh. Ngành, nghề bị cấm kinh doanh có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia; và cam kết của Việt Nam với quốc tế về mở cửa thị trường đầu tư kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh phải chuẩn bị vốn; tài sản vì hộ kinh doanh được thành lập với nghề nghiệp là kinh doanh nên bắt buộc phải có tài sản ban đầu
  • Điều kiện về tên của hộ kinh doanh. Tên của hộ kinh doanh phải bao gồm hai thành tố là loại hình hộ kinh doanh và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng chữa cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; có thể kèm theo chữ số, kí hiệu.
  • Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. Tên riêng của hộ kinh doanh không dược trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

Công ty, Doanh nghiệp

Công ty được hiểu là tổ chức kinh doanh có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập công ty theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Thành lập công ty bao gồm thành lập công ty TNHH, thành lập công ty cổ phần và thành lập công ty hợp danh.

Công ty là một tập hợp con của doanh nghiệp, với các đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Là một pháp nhân.
  • Tách biệt và là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu.
  • Chủ sở hữu với công ty chỉ có trách nhiệm hữu hạn
  • Cổ phần hay phần vốn góp trong công ty là chuyển nhượng được.
  • Mô hình quản lý tập trung và thống nhất.

Như vậy, trong 5 loại hình doanh nghiệp, chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần là được gọi là công ty.

Còn hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân không phải là công ty.

Ưu, nhược điểm Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Công ty, doanh nghiệp: 

  • Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân), quy mô kinh doanh rộng, không giới hạn số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh, dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài và mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân), không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty. Đặc biệt, đối với hoạt động bán hàng, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) cho khách hàng và được khấu trừ 10% thuế giá trị gia tăng.
  • Nhược điểm: Chế độ kế toán phức tạp đòi hỏi phải đúng luật, đúng hạn, đúng chuẩn mực kế toán. Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (ví dụ: doanh nghiệp phải đóng 20% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi mỗi năm), phải thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách cho người lao động như thai sản, bảo hiểm…
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

Hộ kinh doanh

  • Ưu điểm: Số lượng lao động ít dễ dàng quản lý, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, nộp thuế khoán ít phù hợp với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít. 
  • Nhược điểm: Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, quy mô kinh doanh nhỏ nên không dễ huy động vốn hay mở rộng quy mô kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, tính chất hoạt động manh mún, không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng nên hạn chế đối tác mua bán và không được khấu trừ tiền thuế như doanh nghiệp.

Như vậy, tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và khả năng tài chính; bạn có thể lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợp. Nếu có định hướng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai thì thành lập công ty; doanh nghiệp là sự lựa chọn tốt nhất. Còn nếu chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô nhỏ, số vốn hạn chế; đơn giản, dễ quản lý thì thành lập hộ kinh doanh cá thể chính là mô hình kinh doanh phù hợp cho các cá nhân hoặc hộ gia đình.

Dịch vụ thành lập công ty của Luật sư 247

Luật sư 247 xin hân hạnh giới thiệu Dịch vụ thành lập công ty của Luật sư 247. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi; chúng tôi sẽ giúp quý khách giản lược mọi quá trình thủ tục hành chính và tập trung vào ngành nghề và phát triển kinh doanh. Chúng tôi mong muốn đồng hành với quý khách trên con đường kinh doanh để tránh mọi rủi ro pháp lý và hướng tới thành công.

Dịch vụ thành lập công ty của Luật sư 247 sẽ hỗ trợ quý khách với kết quả có được sau khi hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh, cụ thể:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản vàng do Sở kế hoạch & đầu tư cấp;
  • Con dấu công ty;
  • Con dấu chức danh giám đốc – người đại diện theo pháp luật của công ty;
  • Hồ sơ lưu hành nội bộ của doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Chữ ký số;
  • Hóa đơn điện tử;
  • Hướng dẫn, đại diện thực hiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp như: mở tài khoản, thông báo tài khoản ngân hàng, phát hành hóa đơn, bố cáo điện tử đăng ký kinh doanh.
  • Ngoài ra, quý khách có thể lựa chọn sử dụng những dịch vụ liên quan đến kê khai, báo cáo thuế hàng quý, hàng năm, tư vấn lập sổ bảo hiểm xã hội … song song với tư vấn thủ tục thành lập công ty.

Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp của chúng tôi

Bảng giá thành lập công ty của Luật sư X
Bảng giá thành lập công ty của Luật sư X

Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc về nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Đăng ký bảo hộ logo; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Sự khác biệt giữa chủ thể thành lập hộ kinh doanh và công ty?

Hộ kinh doanh là do 1 cá nhân hoặc hộ gia đình thành lập, còn công ty thì có thể do 1 cá nhân, tổ chức hoặc 1 nhóm cá nhân, tổ chức thành lập, nghĩa là nếu một số cá nhân muốn cùng kinh doanh thì không thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh. Trường hợp này bạn cần thành lập công ty. Ngoài ra, Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Trong khi đó, mỗi người có thể tham gia thành lập nhiều công ty khác nhau.

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, nghĩa là cá nhân hoặc hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Ví dụ: chị A lập hộ kinh doanh X với số vốn đăng ký là 300 triệu đồng, trong quá trình kinh doanh, hộ kinh doanh X thua lỗ hết vốn và nợ 500 triệu đồng. Trong trường hợp này, chị A sẽ phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ 500 triệu bằng toàn bộ tài sản của mình. Tức là ngoài 300 triệu vốn góp ban đầu, chị A phải bỏ thêm tiền của mình để trả khoản nợ 500 triệu.

Hộ kinh doanh có xuất hóa đơn không?

Không. Chỉ công ty, doanh nghiệp mới mới có quyền xuất hóa đơn đỏ (hóa đơn giá trị gia tăng) cho khách hàng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.