Một địa chỉ có được đăng ký nhiều hộ kinh doanh không?

07/06/2022
1870
Views

Tôi đang muốn thuê một nơi để làm địa điểm đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên địa chỉ này đã được một hộ kinh doanh khác đăng ký, nhưng hiện nay còn một phòng trống nhỏ cho thuê. Vì tôi thường xuyên hoạt động không cố định nên tôi muốn thuê địa điểm này chỉ để đăng ký kinh doanh. Vậy cho tôi hỏi tôi có thể đăng ký địa chỉ này cho hộ kinh doanh của mình được không? Và tôi có thể ủy quyền cho người khác đi đăng ký hộ kinh doanh được không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Hiện nay ngoài mô hình kinh doanh doanh nghiệp thì hộ kinh doanh cá thể cũng khá phổ biến. Tuy nhiên do nhu cầu thành lập ngày càng nhiều; bên cạnh đó nhiều hộ muốn cùng đăng ký kinh doanh tại cùng một địa chỉ. Vậy hộ kinh doanh là gì? Địa điểm đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh được quy định như thế nào? Đăng ký nhiều hộ kinh doanh tại một địa chỉ được không? Mỗi cá nhân được đăng ký bao nhiêu hộ kinh doanh? Hãy cùng  Luật sư 247 tìm hiểu bài viết “Một địa chỉ có được đăng ký nhiều hộ kinh doanh không?. Mong rằng nó sẽ cung cấp cho bạn thông tin cơ bản để hiểu thêm về loại hình này. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Hộ kinh doanh là gì?

Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh hộ cá thể, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”

Theo đó có thể hiểu hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh. Nó do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập; chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Nó mang một số đặc điểm tương tự doanh nghiệp và là một loại hình kinh doanh độc lập.

Quyền thành lập hộ kinh doanh

Quyền thành lập hộ kinh doanh được quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

“Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;”

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Tuy nhiên nếu chủ hộ muốn vẫn có thể tự khắc con dấu hình chữ nhật; có tên hộ kinh doanh và địa chỉ hộ kinh doanh, mã số thuế (nếu cần). Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh

Theo Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Theo đó địa điểm kinh doanh chính nơi mà hộ kinh doanh sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Trên thực tế việc thực hiện kinh doanh có thể ở rất nhiều nơi khác nhau; do đó pháp luật cho phép một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm. Tuy nhiên để đảm bảo thống nhất, ổn định của hộ kinh doanh thì mỗi hộ phải chọn một địa điểm đăng ký hộ kinh doanh; các địa điểm còn lại phải báo cho cơ quan quản lý thuế; quản lý thị trường để quản lý.

Một địa chỉ có được đăng ký nhiều hộ kinh doanh không?

Một địa chỉ có được đăng ký nhiều hộ kinh doanh không?
Một địa chỉ có được đăng ký nhiều hộ kinh doanh không?

Căn cứ theo Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thì pháp luật hiện nay không cấm việc nhiều hộ kinh doanh cùng đăng ký trên một địa điểm. Và trên thực tế việc này cũng diễn ra tương đối phổ biến. Do một số hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh trên nhiều địa điểm; họ chỉ đăng ký một nơi làm trụ sở và nhiều khi không phải là nơi hoạt động chính. Vì vậy việc nhiều hộ kinh doanh cùng đăng ký trên một địa điểm vẫn được phép và không vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên để đảm bảo hoạt động cũng như sự quản lý của nhà nước; thì các bên cùng đăng ký tại một địa chỉ phải làm rõ ranh giới; trụ sở; trách nhiệm; tài sản giữa hai hộ,…. để tránh những hiểu lầm cũng như phân định rõ ràng mỗi hộ và hoạt động kinh doanh của hộ.

Và tại địa điểm đăng ký trụ sở; hộ kinh doanh cũng có thể gắn biển để xác định thương hiệu của mình.

Có được ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký hộ kinh doanh không?

Trước đây, pháp luật không quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP mới; tại khoản 4 Điều 84 quy định: “Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này”.

Do đó bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện hoạt động đăng ký hộ kinh doanh.

Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký; thì kèm theo hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Không được đăng ký địa điểm kinh doanh tại nhà chung cư, khu tập thể

Khi mở địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh phải lưu ý về nơi đặt địa điểm. Việc sử dụng căn hộ chung cư, nhà tập thể không có chức năng văn phòng để tổ chức hoạt động kinh doanh là hành vi bị nghiêm cấm.

Theo khoản 7 Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định:

“7. Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư.”

Như vậy, sau khi Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 10/12/2015, hộ kinh doanh có sử dụng nhà chung cư làm địa điểm kinh doanh bắt buộc phải chuyển sang địa điểm khác hợp lệ.

Video Luật sư giải đáp thắc mắc Một địa chỉ có được đăng ký nhiều hộ kinh doanh không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Một địa chỉ có được đăng ký nhiều hộ kinh doanh không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi có được thành lập hộ kinh doanh?

Theo Điều 80, Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
“Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
Do đó người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi không được thành lập hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân không?

Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân. Vì chủ hộ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh nên do đó tài sản của chủ hộ với tài sản của hộ kinh doanh không độc lập. Điều này cũng tương tự với loại hình doanh nghiệp tư nhân cũng không có tư cách pháp nhân.

Một người có thể đăng ký bao nhiêu hộ kinh doanh ?

Căn cứ theo khoản 2 điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
Do đó một người chỉ được đăng ký duy nhất một hộ kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.