Ai có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa?

03/09/2022
Ai có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa
408
Views

Người bào chữa là người có vai trò rất quan trọng trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án nhằm minh oan cho người bị buộc tội. Trong một số trường hợp, người bị buộc tội nếu không có người bào chữa sẽ được cơ quan nhà nước chỉ định. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc lựa chọn, thay đổi người bào chữa? Ai có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa? Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Người bào chữa là gì?

Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định và được tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Người bào chữa có thể là:

– Luật sư;

– Người đại diện của người bị buộc tội;

– Bào chữa viên nhân dân (là người được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình)

-Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Trường hợp nào phải chỉ định người bào chữa?

Căn cứ Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ trong các trường hợp:

– Bị can, bị cáo về tội có mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

– Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa;

– Người có nhược điểm về tâm thần;

– Người dưới 18 tuổi.

Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp phải chỉ định người bào chữa:

– Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;

– Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;

– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Ai có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa
Ai có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa

Người bào chữa do ai lựa chọn?

Việc lựa chọn người bào chữa được quy định tại Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.

– Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ: cơ quan có thẩm quyền đang quản lý có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.

Nếu người bị bắt, bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan đang quản lý phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.- Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam: cơ quan có thẩm quyền quản lý có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.

Nếu người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan quản lý phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.

– Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, tạm giam, tạm giữ có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến của họ về việc nhờ người bào chữa.

– Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ có thể đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa nếu người bị buộc tội là thành viên của một trong các tổ chức này.

Ai có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa?

Việc thay đổi hoặc từ chối người bào chữa được quy định tại Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:

– Những người có quyền từ chối hoặc thay đổi người bào chữa là người bị buộc tội, người đại diện của người bị buộc tội và người thân thích của người bị buộc tội. Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ các trường hợp: người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi.

– Trong giai đoạn điều tra, người được bào chữa có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người đó để xác nhận việc từ chối.

– Trường hợp chỉ định người bào chữa với bị can, bị cáo về tội có mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình: Người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.Nếu từ chối người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.

Như vậy, người bị buộc tội, người bị buộc tội và người thân thích của người bị buộc tội là những người có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Ai có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, mua hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Người bào chữa được tham gia tố tụng từ giai đoạn nào?

Căn cứ Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Ai có thể trở thành người bào chữa?

– Người bào chữa có thể là:
+ Luật sư;
+ Người đại diện của người bị buộc tội;
+ Bào chữa viên nhân dân;
+ Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
– Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Người thân thích của người bị buộc tội có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa không?

Theo quy định tại Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, những người có quyền từ chối hoặc thay đổi người bào chữa là người bị buộc tội, người đại diện của người bị buộc tội và người thân thích của người bị buộc tội. Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ các trường hợp: người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi.
Do đó, người thân thích của người bị buộc tội có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.