Kỹ thuật viên bảo quản chính có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?

03/09/2022
410
Views

Xin chào luật sư. Tôi đang có ý định dự tuyển kỳ thi công chức chuyên ngành dự trữ quốc gia với chức danh là Kỹ thuật viên bảo quản chính. Vậy cho hỏi các tiêu chuẩn để có thể trở thành Kỹ thuật viên bảo quản chính là gì? Điều kiện về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Kỹ thuật viên bảo quản chính ra sao? Việc xếp lương với chức danh này như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Kỹ thuật viên bảo quản chính là một trong các công chức chuyên ngành dự trữ quốc gia. Mới đấy Bộ tài chính đã ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ. Trong đó cũng quy định cụ thể về các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo bồi dưỡng của Kỹ thuật viên bảo quản chính. Vậy kỹ thuật viên bảo quản chính được quy định như thế nào? Các điều kiện, tiêu chuẩn đối với chức danh này như thế nào? Để làm rõ hơn về vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Kỹ thuật viên bảo quản chính có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về Kỹ thuật viên bảo quản chính

Kỹ thuật viên bảo quản chính là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao của ngành dự trữ quốc gia. Với nhiệm vụ là giúp lãnh đạo chủ trì, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý chất lượng, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; triển khai kỹ thuật và công nghệ bảo quản để bảo đảm an toàn chất lượng hàng dự trữ quốc gia do đơn vị quản lý. Trong đó công chức chuyên ngành dự trữ quốc gia được chia ra các chức danh tương ứng với ngạch công chức.

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC, chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành dự trữ quốc gia theo quy định bao gồm:

a) Kỹ thuật viên bảo quản chínhMã số ngạch:19.220
b) Kỹ thuật viên bảo quảnMã số ngạch:19.221
c) Kỹ thuật viên bảo quản trung cấpMã số ngạch:19.222
d) Thủ kho bảo quảnMã số ngạch:19.223
đ) Nhân viên bảo vệ kho dự trữMã số ngạch:19.224
Công chức chuyên ngành dự trữ quốc gia

Theo đó có thể thấy kỹ thuật viên bảo quản chính mang mã số ngạch là 19.220 theo bảng quy định trên.

Tiêu chuẩn về phẩm chất đối với kỹ thuật viên bảo quản chính

Kỹ thuật viên bảo quản chính là một trong những chức danh thuộc công chức chuyên ngành dự trữ quốc gia. Do đó kỹ thuật viên bảo quản chính cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về công chức ngành dự trự. Cụ thể theo Điều 4 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định như sau:

Điều 4. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất

1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.

2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.

3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;

4. Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

5.Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

Theo đó, các tiêu chuẩn về phẩm chất chính là tiêu chuẩn đầu tiên và là điều kiện để có thể trở thành bất kỳ công chức chuyên ngành dự trữ nào bao gồm trong đó là kỹ thuật viên bảo quản chính.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kỹ thuật viên bảo quản chính?

Kỹ thuật viên bảo quản chính có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
Kỹ thuật viên bảo quản chính có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Căn cứ Khoản 3 Điều 19 Thông tư 29/2022/TT-BTC tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Kỹ thuật viên bảo quản chính như sau:

a) Nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dự trữ quốc gia; nắm vững chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, của ngành Tài chính, ngành dự trữ quốc gia và chiến lược phát triển của ngành tài chính, ngành dự trữ quốc gia;

b) Nắm vững các nguyên tắc, chế độ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chế quản lý chất lượng, quản lý công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia thuộc lĩnh vực chuyên sâu;

c) Có chuyên môn sâu về nghiệp vụ bảo quản hàng dự trữ quốc gia; có kỹ năng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dự trữ quốc gia;

d) Có khả năng tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực dự trữ quốc gia; tổ chức phối hợp, tổ chức kiểm tra, tổng kết thực thi chính sách trong lĩnh vực dự trữ quốc gia;

đ) Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất xây dựng, bổ sung, sửa đổi một số quy trình kỹ thuật, quy chế quản lý chất lượng, quản lý công tác bảo quản định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia;

e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Kỹ thuật viên bảo quản chính cần có trình độ như sau:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.

Công chức muốn thi nâng ngạch Kỹ thuật viên bảo quản chính thì cần điều kiện gì?

 Đối với công chức dự thi nâng ngạch Kỹ thuật viên bảo quản chính thì ngoài các tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đang giữ ngạch Kỹ thuật viên bảo quản và có thời gian giữ ngạch Kỹ thuật viên bảo quản hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch Kỹ thuật viên bảo quản tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

b) Trong thời gian giữ ngạch Kỹ thuật viên bảo quản hoặc tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên (cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tương đương cấp Cục thuộc Tổng cục thuộc Bộ trở lên, có con dấu, tài khoản riêng, được cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học gồm: Cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố; Hội đồng nhân dân cấp huyện, các Ban trực thuộc Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố) trong lĩnh vực tài chính, dự trữ nhà nước đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:

  • Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo hoặc Tổ biên tập xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo hoặc Tổ biên tập theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
  • Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo hoặc Tổ giúp việc, Tổ biên tập, Tổ biên soạn đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền.

Nhiệm vụ của Kỹ thuật viên bảo quản chính

Kỹ thuật viên bảo quản với chức trách là giúp lãnh đạo chủ trì, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý chất lượng, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; triển khai kỹ thuật và công nghệ bảo quản để bảo đảm an toàn chất lượng hàng dự trữ quốc gia do đơn vị quản lý.

Trên cơ sở đó, Kỹ thuật viên bảo quản chính có các nhiệm vụ sau theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 29/2022/TT-BTC:

a) Tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định, quy trình kỹ thuật, quy chế quản lý chất lượng, quản lý công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia, quản lý định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; trực tiếp xử lý đối với các trường hợp có yêu cầu kỹ thuật phức tạp và chịu trách nhiệm cá nhân về các chỉ số chất lượng đối với hàng dự trữ quốc gia trực tiếp kiểm tra, theo dõi và thiết bị được giao quản lý;

b) Tham gia tổng hợp, đánh giá công tác nghiệp vụ, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy trình kỹ thuật, quy chế quản lý, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia;

c) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề tài, đề án, dự án được ứng dụng vào công tác của ngành; chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, triển khai kỹ thuật và công nghệ bảo quản mới để bảo đảm an toàn chất lượng hàng dự trữ quốc gia;

d) Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nghiệp vụ công tác bảo quản, quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia của các Chi cục Dự trữ Nhà nước trước khi nhập, xuất kho và quá trình hàng hóa lưu kho theo quy định;

đ) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ của ngành dự trữ, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức.

Quy định về xếp lương đối với kỹ thuật viên bảo quản chính

Việc xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành dự trữ được quy định tại Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC. Cụ thể vấn đề này như sau:

– Các ngạch công chức chuyên ngành dự trữ được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ. Trong đó:

Ngạch kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037), kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050), kỹ thuật viên bảo quản chính (mã số 19.220) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Kỹ thuật viên bảo quản chính có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Công chức chuyên ngành cũ chuyển sang công chức Kỹ thuật viên bảo quản chính chuyên ngành mới thì việc xếp lương như thế nào?

Việc chuyển xếp lương đối với công chức sang ngạch công chức chuyên ngành (mới) được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Trường hợp công chức chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện để chuyển xếp lương vào ngạch công chức chuyên ngành (mới) theo quy định thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch công chức hiện hưởng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư 29/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn 05 năm này, công chức phải hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch công chức chuyên ngành (mới). Khi công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện ở ngạch công chức chuyên ngành (mới) thì cơ quan quản lý hoặc sử dụng công chức chuyển xếp lương theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV. Trường hợp công chức không hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch công chức thì thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật.

Trước được bổ nhiệm công chức chuyên ngành dự trữ rồi thì có cần thi Kỹ thuật viên bảo quản chính lại không?

Theo quy định, công chức, viên chức đã được bổ nhiệm vào ngạch, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư 29/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn của ngạch, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định tại Thông tư này tương ứng với ngạch, chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
Do đó trước đó nếu đã được bôt nhiệm vào ngạch công chức chuyên ngành dự trữ trước ngày 18/7/2022 thì dù không điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Thông tư 29 thì vẫn được bổ nhiệm làm Kỹ thuật viên bảo quản chính nếu đủ các điều kiện khác.

Không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính thì có ứng tuyển Kỹ thuật viên bảo quản chính được không?

Theo quy định thì Kỹ thuật viên bảo quản chính phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính. Tuy nhiên tại Điều 25 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định, nếu công chức, viên chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ có chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 thì không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước hoặc bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp tương ứng theo quy định tại Thông tư này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.