Tòa án có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo?

08/07/2022
Tòa án có được xét xử khi không bắt được bị cáo
589
Views

Xin chào Luật sư 247, tôi là Hiểu Phong, tôi có câu hỏi liên quan đến việc xét xử tại tòa án cần được giải đáp. Cụ thể, tôi muốn biết có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo? Trường hợp nào được xét xử khi không bắt được bị cáo? Mong sớm nhận được phản hồi.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:

Cơ sở pháp lý

Khái niệm bị cáo

Thuật ngữ bị cáo đã được sử dụng trong nhiều sắc lệnh về tổ chức các cơ quan tư pháp do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kí từ năm 1945.

Hiện nay, Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 định nghĩa về bị cáo như sau: “Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.”

Như vậy, chỉ khi có quyết định của Tòa án đưa bị can ra xét xử thì người hoặc pháp nhân mới được gọi là bị cáo.

Nếu chưa có quyết định của Tòa án đưa ra xét xử thì vẫn chưa được gọi là bị cáo, cho dù hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng quyết định truy tố đã được gửi cho Tòa án.

Có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo?

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì bị cáo có nghĩa vụ sau:

“3. Bị cáo có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;”

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa như sau:

“1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.

Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.

Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.”

Như vậy, bị cáo có nghĩa vụ phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án. Tuy nhiên, nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì bị cáo có thể vắng mặt, trong trường hợp này phiên tòa xét xử sẽ bị hoãn. Còn nếu bị cáo vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì sẽ bị áp giải theo quy định. Trường hợp nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử sẽ tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo. Trường hợp bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử sẽ tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.

Trường hợp nào được xét xử khi không bắt được bị cáo

Căn cứ tại khoản 2 Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất

Trường hợp thứ nhất là trường hợp bị cáo bỏ trốn và việc truy nã không có kết quả. Nếu xác định được bị can đã bỏ trốn thì Tòa án phải yêu cầu Cơ quan điều tra Công an cùng cấp truy nã bị can; hết thời hạn chuẩn bị xét xử, không bắt được bị can, Thẩm phán ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án (không được xét xử vắng mặt vì bị cáo chưa được biết mình bị xét xử về tội gì – quyền bào chữa).

Trường hợp thứ hai

Trường hợp bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập. Vì khi bị cáo ở nước ngoài, Tòa án không thể triệu tập đến phiên tòa khác việc không thể triệu tập đến nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nên nếu xác định sau khi bị cáo nhận Quyết định đưa vụ án ra xét xử, đã không còn ở Việt Nam thì Tòa án sẽ xem đây là trường hợp bỏ trốn, đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã.

Trường hợp thứ ba

Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận; Muốn được Tòa án chấp nhận thì bị cáo cần có đơn đề nghị của mình, có xác nhận hợp pháp, đồng thời sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử;

Nếu vắng mặt của bị cáo gây trở ngại cho việc xét xử thì phải áp giải bị cáo đến phiên tòa, hoặc ra Lệnh bắt tạm giam bị cáo để đảm bảo việc xét xử theo Luật định.

Trường hợp thứ tư

Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử. Lý do bất khả kháng là lý do ngoài ý muốn của bị cáo và không thể tránh né, khắc phục được. Vậy nên xác định lý do bất khả kháng rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa để áp dụng quy định xét xử vắng mặt, tránh việc lạm dụng để đẩy nhanh tiến độ giải quyết án tạo điều kiện cho bị cáo trốn tránh sự phán xét công khai tại Tòa án.

Có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo
Có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo

Hậu quả của việc vắng mặt bị cáo tại phiên tòa?

Việc vắng mặt bị cáo tại phiên tòa gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến quá trình xét xử như:

  • Làm chậm tiến độ xét xử;
  • Do vắng mặt nên vụ án chưa thể giải quyết dẫn đến những vụ án sau bị trì trệ khiến tình hình xử lý tội phạm bị gián đoạn;
  • Nếu để bị cáo vắng mặt quá lâu, có thể thực hiện thêm nhiều hành vi tội phạm khác gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Bị cáo có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Quyền của bị cáo

Theo Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, bị cáo có các quyền sau:

  • Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác;
  • Tham gia phiên tòa;
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;
  • Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
  • Nói lời sau cùng trước khi vào nghị án;
  • Xem biên bản phiên tòa và yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của bị cáo

  • Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
  • Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
  • Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
  • Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
  • Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tòa án có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo?″. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, thủ tục sang tên nhà đất, của Luật sư , hãy liên hệ: : 0833102102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo

Tòa án chi có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử”.

Có được cách ly các bị cáo khi hỏi không?

khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ. Bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.
Như vậy, nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa sẽ cách ly các bị cáo đó. Trên đây là những quy định pháp mới nhất liên quan đến việc hỏi bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, việc cách ly các bị cáo khi hỏi và việc vắng mặt của bị cáo tại phiên tòa xét xử.

Xét xử là gì?

Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lí của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lí của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất; mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.