Trong quá trình kinh doanh, sản xuất công ty, doanh nghiệp luôn có mong muốn mở rộng, phát triển hoạt động công ty. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng mô hình kinh doanh, thay đổi số vốn điều lệ công ty, chủ công ty cần tiến hành thủ tục đắng ký thay đổi giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên thủ tục thay đổi này tương đối phức tạp. Nếu thực hiện không chính xác thì có thể bị xử lý hành chính. Chính vì vậy mà Luật Sư 247 sau đây xin được giới thiệu đến bạn dịch vụ thay đổi vốn điều lệ công ty nhanh và trọn gói. Để biết thêm về dịch vụ mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!
Vốn điều lệ là gì?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể tại khoản 34 Điều 4:
34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Thay đổi vốn điều lệ cho công ty có thể thực hiện trong các trường hợp như:
- Tăng vốn của các thành viên
- Tiếp nhận thêm phần vốn từ thành viên mới
Quy định về vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ tối thiểu của công ty hợp danh là bao nhiêu thì pháp luật không quy định. Tuy nhiên, nó lại phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty. Một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về mức vốn pháp định. Vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Vốn điều lệ của công ty hợp danh không có mức tối đa. Các thành viên góp vốn của công ty quyết định số vốn điều lệ của công ty.
Hồ sơ Thay đổi vốn điều lệ công ty
Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị cẩn thận, kỹ càng. Khâu chuẩn bị hồ sơ tương đối quan trọng, quyết định thời gian thực hiện thủ tục nhanh hay chậm.
- Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ Bản sao biên bản họp về việc tháy đổi vốn điều lệ
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
- Thông báo thay đổi vốn điều lệ có chữ ký của người đại diện theo pháp luật
- Bản báo cáo tài chính gần nhất (trong một số trường hợp)
Lưu ý:
Ngoài ra, Trường hợp công ty đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh công ty hợp danh, cần chuẩn bị:
+ Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách thành viên công ty hợp danh.
+ Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp.
+ Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Thụ tục Thay đổi vốn điều lệ công ty
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi vốn điều lệ
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 52 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ gồm các giấy tờ như nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.
Sau đó, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Bước 3: Nhận kết quả
Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký nhận kết quả qua Bưu điện. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo với doanh nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ thay đổi vốn điều lệ.
Dịch vụ Thay đổi vốn điều lệ công ty của Luật Sư 247
Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty hay thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh không hề dễ dàng. Hồ sơ phức tạp, nhiều quy định của pháp luật phải tuân thủ. Bạn cần nắm rõ cả nội dung và hình thức các văn bản cần thiết để tiến hành được thủ tục. Có thể kể đến những khó khăn nếu bạn tự mình tiến hành thủ tục tục như sau:
- Không có nhiều thời gian để tự mình thực hiện
- Vướng mắc khi soạn thảo và nộp hồ sơ
- Khi hồ sơ gặp trục trặc cần sửa đổi bổ sung, thường người không có kinh nghiệm sẽ rất lúng túng khi giải quyết.
Hiểu được những khó khăn đó, Luật sư 247 trân trọng giới thiệu dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tới quý khách hàng. Công việc của quý khách chỉ là cung cấp thông tin. Chúng tôi sẽ giúp quý khách thay đổi đăng ký kinh doanh nhanh nhất, chính xác nhất.
Liên hệ Luật Sư
Sử dụng dịch vụ của Luật sư 247 sẽ đem lại những lợi ích sau:
- Tiết kiệm được thời gian và công sức
- Không còn phải đau đầu nghiên cứu hồ sơ và thủ tục
- Nhận kết quả tận nhà thật thuận tiện.
Nếu quý khách có nhu cầu Thay đổi vốn điều lệ công ty; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Khi tiến hành thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty chủ doanh nghiệp sẽ có mất phí. Cụ thể khoản phí phải nộp cho nhà nước: 500.000 đồng. Trong đó:
– 200.000 đồng lệ phí nộp hồ sơ và nhận giấy phép kinh doanh mới tại Sở KH&ĐT;
– 300.000 đồng lệ phí công bố thay đổi vốn điều lệ tại Cổng thông tin quốc gia.
Doanh nghiệp phải chuẩn bị bản báo cáo tài chính gần nhất trong trường hợp: Doanh nghiệp hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty. Hoặc công ty mua lại phần vốn góp của thành viên (khi thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề thay đổi vốn điều lệ).
Căn cứ khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định: hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.