Quy định về cấp dưỡng theo pháp luật hiện hành

24/09/2021
quy định về Cấp dưỡng
620
Views

Cấp dưỡng được thực hiện để đảm bảo điều kiện sống của một người. Cấp dưỡng được xem là quyền và cũng là nghĩa vụ giữa những người có quan hệ huyết thống trong gia đình. Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm; và đặt nhiều câu hỏi thắc mắc. Vậy quy định về cấp dưỡng theo pháp luật như thế nào? Mức cấp dưỡng ra sao? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Quy định về cấp dưỡng là gì?

Dựa trên thực tế và các quy định của pháp luật ta thấy rằng quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con phát sinh từ thời điểm con được sinh ra. Trong các trường hợp cha mẹ ly hôn khi không trực tiếp chăm sóc; nuôi dưỡng con, cha, mẹ sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để thay thế bằng các hình thức khác nhau. Việc cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn thường được thể hiện thông qua bản án; quyết định ly hôn theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khỏa 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.

Đối tượng được cấp dưỡng theo quy định pháp luật là người không trực tiếp chung sống với người có nghĩa vụ cấp dưỡng, bao gồm:

  • Người chưa thành niên;
  • Người đã thành niên mà không có khả năng lao động;
  • Người đã thành niên mà không có tài sản để tự nuôi sống bản thân;
  • Người gặp khó khăn hoặc túng thiếu.

Điều kiện để phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phát sinh khi có các điều kiện sau:

  • Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân; quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng;
  • Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau; hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; là người gặp khó khăn, túng thiếu;
  • Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người đã thành niên; có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng theo quy định

Căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân gia đình; quy định về cấp dưỡng với mức cấp dưỡng sẽ do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng; hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận với nhau.

Mức cấp dưỡng sẽ căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Và được xác định trên khả năng tài chính của cha mẹ. Khả năng tài chính của cha mẹ có thể được đánh giá thông qua giá trị tài sản mà cha, mẹ sở hữu; nguồn thu nhập cũng như những nghĩa vụ tài sản mà cha, mẹ phải thực hiện. 

Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được về mức cấp dưỡng thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng này có thể thay đổi.

Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được về thay đổi mức cấp dưỡng thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Quy định về cấp dưỡng dưới phương thức nào?

Việc cấp dưỡng được thực hiện theo các phương thức quy định tại Điều 117, Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó; cấp dưỡng được thực hiện theo hai phương thức sau đây:

Cấp dưỡng theo định kỳ:

Đây là phương thức ưu tiên và thường được sử dụng trên thực tế. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình được quy định rất mềm dẻo, linh hoạt; tạo điều kiện cho các bên lựa chọn phương thức dễ dàng, thuận lợi, phù hợp nhất trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Các bên được thỏa thuận về nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền; hoặc tài sản theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm.

Việc lựa chọn phương thức nào trước hết dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên; nếu các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết căn cứ vào mức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như chi phí cho các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng trừ trường hợp cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ li hôn.

Cấp dưỡng một lần:

Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần được quy định rất cụ thể; theo đó việc nghĩa vụ cấp dưỡng một lần được thực hiện trong 4 trường hợp:

Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế và được người cấp dưỡng đồng ý;

Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Tòa án đồng ý;

Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng (hoặc người giám hộ) trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên có các hành vi phá tán tài sản; hoặc cố tính trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần và được tòa án chấp nhận;

Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thể trích phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần. 

Không thực hiện quy định về cấp dưỡng sẽ bị xử phạt thế nào?

Theo đó, xử lý vi phạm hành chính đổi với người có nghĩa vụ cấp dưỡng từ chối; hoặc trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng; theo quy định tại Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. 

Xử lý hình sự trong các trường hợp người có nghĩa vụ đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa cấp dưỡng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối; hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng tại Điều 186 bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể.

Mức hình phạt từ phạt cảnh cáo đến cải tạo không giam giữ đến 02 năm; nặng nhất là phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Việc áp dụng biện pháp xử hình sự khi hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Quy định về cấp dưỡng theo pháp luật hiện hành” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp chấm dứt cấp dưỡng?

Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
– Trường hợp khác theo quy định của luật.

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng?

Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con phát sinh từ thời điểm con được sinh ra. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ không đơn thuần là vấn đề mang tính pháp lý; mà thực chất còn là nhu cầu rất đỗi bản năng của mỗi người. Khi không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con, cha, mẹ sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để thay thế.
Việc cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn thường được thể hiện thông qua bản án, quyết định giải quyết ly hôn. Trong trường hợp này; thời điểm quan hệ cấp dưỡng phát sinh được xác định theo sự thoả thuận của các bên hoặc theo quyết định của Toà án.

Những đặc điểm cơ bản của nghĩa vụ cấp dưỡng?

Nghĩa vụ cấp dưỡng có những đặc điểm sau:
– Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ về tài sản mang tính chất đặc biệt là không thể được thay thế bằng nghĩa vụ khác.
– Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể chuyển giao cho người khác.
– Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ có đi có lại nhưng không mang tính chất đồng thời và tuyệt đối. 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận