Nước ta được biết đến là một nước nông nghiệp mạnh về lúa nước. Việt Nam là nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, chỉ sau Thái Lan. Chính vì vậy mảng nông nghiệp lúa nước luôn được mọi người cũng như là Nhà nước quan tâm đặc biết. Nó không chỉ cũng cấp lương thực trên toàn quốc mà còn đem lại nguồn kinh tế đáng kể. Vậy gạo của Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì thì mới có thể được xuất khẩu? Những người kinh doanh xuất khẩu gạo có cần phải đáp ứng yêu cầu nào của pháp luật hay không? Nhà nước có những chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam như thế nào? Ngay sau đây hãy cùng đội ngũ chuyên gia tư vấn, Luật sư dày dặn kinh nghiệm của Luật sư 247 đi tìm hiểu vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Để kinh doanh xuất khẩu gạo cần đáp ứng điều kiện nào?
Như đã phân tích ở trên, việc xuất khẩu gạo ra nước ngoài phải cực kỳ chú ý đến chất lượng cũng như các điều kiện đảm bảo. Bởi chính những thứ xuất khẩu sang nước ngoài cũng đem lại bộ mặt cho Việt Nam, là những kênh mà người nước ngoài biết đến Việt Nam, biết đến những nông sản của Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cần đáp ứng những điều kiện sau:
Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm. Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này. Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định này.
Giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo được quy định như thế nào?
Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân theo quy định. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
- Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
- Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo. Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực được thực hiện như sau:
- Tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này đến Bộ Công Thương;
- Số lượng bộ hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 6 của Nghị định này.
Chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam như thế nào?
Chính việc Nhà nước ban hành riêng một Nghị định quy định về việc xuất khẩu gạo của Việt Nam đã nói rõ lên tầm quan trọng của việc xuất khẩu gạo và Chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam là gì. Đó chính là duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo, đem lại lợi ích không chỉ cho những người nông dân mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước. Tiếp theo là việc bình ổn giá cả cũng như cần phải đảm bảo an ninh lương thực. Đó là việc cần thiết cho việc đảm bảo cơ chế thị trường và kinh doanh bình đẳng.
Việc điều hành xuất khẩu gạo phải đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc sau:
- Góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và bảo đảm lợi ích người trồng lúa theo chính sách hiện hành.
- Bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước.
- Thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.
Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện cân đối nhu cầu tiêu dùng thóc, gạo trong nước, công bố vào quý IV hàng năm nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu trong năm kế hoạch tiếp theo; cập nhật và thông báo với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, sản lượng, nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm. Việc điều hành xuất khẩu gạo thực hiện trên cơ sở nguồn thóc, gạo hàng hóa được cân đối cho xuất khẩu hàng năm theo quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam”. Hy vọng bài viết có ích cho các độc giả của Luật sư 247. Chúng tôi hy vọng rằng gạo của Việt Nam ngày càng chất lượng cùng với đó là những chính sách của nhà nước giúp phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này. Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Vứt rác không đúng nơi quy định phạt bao nhiêu?
- Quy định về thay đổi hiện trạng đất
- Hồ sơ xin gia hạn thời gian thuê đất
- Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Câu hỏi thường gặp
Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:
– Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đề nghị thu hồi;
– Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
– Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Thương nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong quá trình kinh doanh;
– Thương nhân kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận;
– Thương nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
– Thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
– Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.
– Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.
Thương nhân đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận không phải nộp lệ phí.