Quy định về thay đổi hiện trạng đất 2023

15/03/2023
Quy định về thay đổi hiện trạng đất
438
Views

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành về nguyên tắc sử dụng đất thì người sử dụng đất phải dụng đúng mục đích sử dụng đất, không được tự ý làm thay đổi hiện trạng đất mà không có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Những hành vi tự ý làm thay đổi hiện trạng đất như chuyển đất nông nghiệp, đất rừng .. sang mục đích sử dụng khác sẽ bị xử phạt vi phạm đối với những hành vi này. Vậy những “Quy định về thay đổi hiện trạng đất” được ghi nhận cụ thể như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp

Theo Điều 122 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 122. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.”

Theo đó, Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.

Những trường hợp áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp

Tài sản đang tranh chấp (tài sản là đối tượng của tranh chấp) là tài sản đang có hai hay nhiều người cùng xác nhận quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của người kia đối với tài sản mà tài sản đó hiện không rõ thuộc về người nào. Biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được hiểu là cấm cá nhân, tổ chức thay đổi hiện trạng, bóp méo tài sản đang có sự tranh chấp giữa các bên.  Theo đó, BLTTDS 2015 quy định hai trường hợp áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản.

 “Người đang chiếm hữu tài sản đang tranh chấp” là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản đang tranh chấp.

Nếu trong quá trình giải quyết vụ án tính từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ án, nghiên cứu hồ sơ vụ án, thực hiện hết các quy trình tố tụng cho đến khi giải quyết xong các tranh chấp về tài sản cho các bên liên quan, nếu thấy người đang nắm giữ chi phối tài sản có hành vi tháo gỡ tức là tháo rời và lấy ra lần lượt từng cái, từng bộ phận hoặc từng thứ một để làm biến dạng và bóp méo tài sản ban đầu;

lắp ghép các bộ phận lại với nhau thành một bộ phận hoàn chỉnh khác với ban đầu của tài sản hay xây dựng làm nên công trình kiến trúc trên tài sản đang có tranh chấp theo một kế hoạch nhất định thì cơ quan có thẩm quyền có  quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trực tiếp đối với hành vi của chủ thể đó.

Thứ hai, áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản.

“Người giữ tài sản đang tranh chấp” là người giữ tài sản trực tiếp có liên quan đến vụ tranh chấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm trong việc giữ tài sản đang tranh chấp.

Cũng giống như người chiếm hữu tài sản trong tranh chấp thì đối với người giữ tài sản đang tranh chấp nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà họ cũng có những hành vi làm thay đổi hiện trạng ban đầu của tài sản bằng các hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm làm thay đổi tài sản tranh chấp ban đầu thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với họ để ngăn cản hành vi trái pháp luật mà họ đang thực hiện.

Ngoài ra, nếu có căn cứ cho thấy họ có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền trực tiếp thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với họ, để kịp thời ngăn chặn hành vi trái pháp luật mà họ gây ra. “Hành vi khác”ở đây được hiểu là các hành vi của chủ thể tác động lên tài sản mà đang bị tranh chấp ví dụ: đập vỡ, xâm lấn .. tất cả các hành vi nhằm mục đích thay đổi, bóp méo hiện trạng ban đầu của tài sản tranh chấp.

Quy định về thay đổi hiện trạng đất
Quy định về thay đổi hiện trạng đất

Quy định về thay đổi hiện trạng đất

Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép

Nghị định 91/2019/NĐ-CP người nào chuyển từ đất trồng lúa sang đất khác sẽ bị xử phạt như sau:

Hành vi vi phạmDiện tích chuyển trái phép(héc – ta)Mức phạt (triệu đồng)
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừngDưới 0,5Từ 02 – 05
Từ 0,5 đến dưới 03Từ trên 5 – 10
Trên 03Từ trên 10 – 20
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muốiDưới 0,5Từ 5 – 10
Từ 0,5 đến dưới 03Từ trên 10 – 20
Trên 03Từ trên 20 – 30
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệpDưới 0,5Từ 10 – 20
Từ 0,5 đến dưới 03Từ trên 20 – 30
Trên 03Từ trên 30 – 50

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng

Nghị đinh 91/2019/NĐ-CP quy định hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt với các mức tiền như sau:

Hành vi vi phạmDiện tích chuyển trái phép(héc – ta)Mức phạt (triệu đồng)
Chuyển sang đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.Dưới 05Từ 5 – 10
Từ 05 đến dưới 10Từ trên 10 – 20
Trên 10Từ trên 20 – 30
Chuyể sang đất phi nông nghiệp. Dưới 05Từ 10 – 20
Từ 05 đến dưới 10Từ trên 20 – 30
Trên 10Từ trên 30 – 50

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Cũng theo Nghị định này, người chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt như sau:

Hành vi vi phạmDiện tích chuyển trái phép(héc – ta)Mức phạt (triệu đồng)
Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản..Dưới 0,5Cảnh cáo hoặc phạt từ 500.000 – 01 triệu đồng
Từ 0,5 đến dưới 03Từ trên 01 – 02
Trên 03Từ trên 02 – 05
Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp.Dưới 0,5Từ 01 – 02
Từ 0,5 đến dưới 03Từ trên 02 – 05
Trên 03Từ trên 05 – 10

Chuyển đất phi nông nghiệp sang mục đích khác

Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trong nhóm đất phi nông nghiệp mà không được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt với các mức tiền như sau:

Hành vi vi phạmMức vi phạmMức phạt (triệu đồng)
Tự ý chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.Mức 1Từ 02 – 05
Mức 2Từ trên 05 – 10
Mức 3Từ trên 10 – 20
Mức 4Từ trên 20 – 50
Tự ý chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ…Mức 1Từ 5 – 10
Mức 2Từ trên 10 – 20
Mức 3Từ trên 20 – 50
Mức 4Từ trên 50 – 100

Trong đó:

– Mức 1: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:

+ Dưới 60 triệu đồng đối với đất nông nghiệp;

+ Dưới 300 triệu đồng đối với đất phi nông nghiệp;

– Mức 2: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:

+ Từ 60 đến dưới 200 triệu đồng đối với đất nông nghiệp;

+ Từ 300 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng đồng đối với đất phi nông nghiệp;

– Mức 3: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:

+ Từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng đối với đất nông nghiệp;

+ Từ 01 đến dưới 01 tỷ đồng đối với đất phi nông nghiệp;

– Mức 4: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:

+ Từ 1 tỷ đồng trở lên đối với đất nông nghiệp,

+ Từ 03 tỷ đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.

Ngoài các biện pháp phạt tiền như trên, người có hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép phải:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (phải chuyển lại mục đích ban đầu…).

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề: “Quy định về thay đổi hiện trạng đất”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về hợp đồng dịch vụ làm sổ đỏ.  Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp?

Tòa án được ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về việc cấm thay đổi hiện trạng tài sản tài sản đang tranh chấp nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó. Thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết và tùy theo loại tài sản mà các bên tranh chấp là động sản hay bất động sản thì pháp luật quy định thẩm quyền giải quyết của các Tòa án là khác nhau.
Ví dụ như tài sản đang có tranh chấp là bất động sản thì căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 39 thì Tòa án nơi có bất động sản đang có tranh chấp giải quyết. 
Thẩm phán là người ra quyết định áp dụng biện pháp này khi có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp của người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Khi hiện trạng sử dụng đất khác với loại đất được xác định trong giấy chứng nhận đã cấp thì phải làm sao?

Theo quy định của pháp luật, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất. Nguyên tắc sử dụng đất theo luật đất đai là phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất- đây cũng là nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nếu trên thực tế người sử dụng đất sử dụng sai mục đích thì đây là hành vi vi phạm quy định của luật đất đai hiện hành.
Khi lập hồ sơ hiện trạng sử dụng đất, phần diện tích nào trong tổng số diện tích được công nhận quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất sử dụng đúng mục đích thì ghi nhận là đúng mục đích, phần diện tích người sử dụng đất sử dụng sai mục đích được ghi nhận trong giấy chứng nhận đã cấp thì ghi sử dụng sai mục đích và ghi cụ thể theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành về trường hợp ghi đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.