Vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp năm 2023

28/03/2023
Vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp
306
Views

Khách hàng: Xin chào Luật sư 247. Tôi thấy hiện nay nổi lên rất nhiều tình trạng vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp với mục đích kiếm lợi nhuận. Được biết thì khoáng sản thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Nếu nhà nước không cho phép thì cá nhân, tổ chức sẽ không được khai thác hay vận chuyển khoáng sản. Vậy hôm nay tôi muốn nhờ Luật sư giải đáp câu hỏi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp năm 2023 bị xử phạt ra sao? Mong nhận được lời giải đáp từ đội ngũ chuyên gia của Luật sư 247.

Luật sư 247: Xin chào bạn! Rất vui khi được phục vụ quý khách hàng của chúng tôi. Ngay sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu vấn đề pháp lý này nhé!

Căn cứ pháp lý

Người địa phương nơi có khoáng sản có được khai thác không?

Nguyên tắc hoạt động khai thác khoáng sản bao gồm:

  • Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
  • Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.

Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm:

  • Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật;
  • Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật;
  • Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan;
  • Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.

Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác có liên quan.

Những hành vi bị cấm trong lĩnh vực khoáng sản là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật khoáng sản 2014 quy định những hành vi bị cấm như sau:

  • Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  • Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.
  • Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.
  • Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.
  • Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
  • Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

  • Ban hành theo thẩm quyền hoặc hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản để thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa phương;
  • Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
  • Tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
  • Huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép tại địa phương.

Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

  • Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản tại địa phương;
  • Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.

Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.

Vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp
Vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp

Vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp bị xử lý ra sao?

Căn cứ theo quy định tại điều 4 nghị định 36/2020/NĐ-CP: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và là 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng;
  • Đình chỉ hoạt động lập, thực hiện đề án, dự án về tài nguyên nước; đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nước, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 12 tháng; c) Tịch thu tang vật, mẫu vật là khoáng sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

Bên cạnh đó nếu hành vi vi phạm ở một khung nặng hơn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên; b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

  • Có tổ chức;
  • Gây sự cố môi trường;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp”.  Hy vọng những thông tin trên sẽ đem lại cho kiến thức cho quý khách hàng về khoáng sản. Và mong rằng sẽ không ai vi phạm pháp luật về việc khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về luật sư tư vấn thừa kế. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của cơ quan nhà nước như thế nào?

– Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chỉ đạo thực hiện các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của Luật này.
– Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực biên giới, hải đảo hoặc khu vực cấm hoạt động khoáng sản vì lý do quốc phòng, an ninh.
– Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

Có mấy loại khu vực khoáng sản?

– Khu vực hoạt động khoáng sản, bao gồm cả khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
– Khu vực cấm hoạt động khoáng sản.
– Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
– Khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia là khu vực nào?

– Khu vực có khoáng sản cần dự trữ cho phát triển bền vững kinh tế – xã hội;
– Khu vực có khoáng sản nhưng chưa đủ điều kiện để khai thác có hiệu quả hoặc có đủ điều kiện khai thác nhưng chưa có các giải pháp khắc phục tác động xấu đến môi trường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Chưa phân loại

Comments are closed.