Xin chào Luật sư, Tôi có vay một khoản tiền qua một app vay tiền qua điện thoại. Khi tôi hoàn tất thủ tục để vay tiền thì app báo rằng tài khoản ngân hàng của tôi bị khoá vì ghi sai số tài khoản, Tôi có liên hệ người phụ trách thì anh ta yêu cầu tôi gửi 10 triệu để làm phí kích hoạt thẻ nếu không thì anh ta sẽ ghi nhận rằng tôi đã vay nợ và không hỗ trợ đưa lại tiền cho tôi. Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm sao trong trường hợp này? Và khi gặp trường hợp lừa đảo cho vay tiền qua điện thoại thì cần xử lí như thế nào?
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật sư 247. Vấn đề mà bạn gặp phải cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết “Lừa đảo cho vay tiền qua điện thoại” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Các dạng lừa đảo cho vay tiền qua điện thoại
Khi thời đại công nghiệp 4.0 đang ngày càng phát triển mạnh, việc cho vay tiền cũng đã trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. Hình thức cho vay tiền thông qua app (ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh) có sự phổ biến trong cuộc sống với chỉ cần vài thao tác đơn giản.
Tuy nhiên, không phải các ứng dụng cho vay nào cũng được quản lý chặt chẽ, vẫn còn có nhiều nền tảng cho vay qua app điện thoại đã lợi dụng thông tin cá nhân và lòng tin khách hàng để thực hiện hành vi lừa đảo trái pháp luật. Các dạng hành vi lừa đảo chẳng hạn như:
- Lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân khi thực hiện đăng ký tài khoản vay tiền trên app.
- Lợi dụng thông báo tài khoản đăng ký bị sai và đóng tất cả các giao dịch của khách hàng, sau đó yêu cầu đưa thêm tiền để mở lại giao dịch.
- Việc vay qua app không có thông tin giấy tờ, văn bản xác thực, dễ dẫn đến việc làm giả thông tin khách hàng.
- Liên tục đưa ra các lý do vô lý để bạn đưa thêm tiền vào tài khoản để có thể thực hiện giao dịch.
- Lấy thông tin khách hàng đăng những thông tin sai sự thật lên các trang mạng xã hội để thực hiện đòi nợ.
Xử lý thủ đoạn lừa đảo vay tiền qua điện thoại
Xử phạt hành chính
Hành vi lừa đảo người khác để chiếm đoạt tài sản khi thực hiện vay tiền qua app (ứng dụng trên điện thoại) là hành vi vi phạm pháp luật.
Đối với hành vi dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác, trường hợp chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ghi nhận phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Xử lý hình sự
Hành vi lừa đảo người khác khi vay tiền qua app điện thoại sẽ cấu thành tội phạm khi người phạm tội thực hiện hành vi gian dối như dùng lời nói cung cấp thông tin sai sự thật…làm cho người khác tin rằng đó là thông tin đúng và tự nguyện giao tài sản của họ.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được ghi nhận tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà vẫn vi phạm hoặc bị kết án về tội này và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại và gia đình họ.
Đối với tội danh này, khung hình phạt thấp nhất có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Bị lừa đảo cho vay tiền qua điện thoại phải làm gì?
Khi cá nhân bị lừa đảo khi vay tiền qua app thì phải thực hiện thủ tục tố giác tội phạm đến cơ quan điều tra để được hỗ trợ giải quyết.
Hồ sơ tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm:
- Đơn tố giác tội phạm;
- Bản sao công chứng CMND/CCCD của bị hại;
- Chứng cứ kèm theo, trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an.
Khi thực hiện tố giác tội phạm thì cơ quan chức năng có thẩm quyền được giao nhiệm vụ tiến hành lập biên bản tiếp nhận. (khoản 1 Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác tội phạm, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Mẫu đơn tố cáo khi bị lừa đảo qua điện thoại
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN TỐ CÁO
(về hành vi lừa đảo khi vay tiền qua app)
Kính gửi: ………………………………………………………………………
Họ và tên: ……………………………….…… Sinh ngày:……………………
CMND/CCCD số: …………………………………………………………….
Ngày cấp: …./…/……. Nơi cấp: ……………………………………………..
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………
Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………………….
Tôi làm đơn này tố giác và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh/chị: ………………………………….Sinh ngày:………………………..
CMND/CCCD số: ………………………….……………………………….
Ngày cấp:……………………………Nơi cấp: ……………………………..
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………….
Vì anh/chị ……………….. đã có hành vi ……………………………………………
Sự việc cụ thể như sau:
……………………………………………………………………………….
Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của ……………… có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
….., ngày … tháng… năm ……
Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mời bạn xem thêm
- Đặt cọc mua đất bao nhiêu phần trăm để tránh rủi ro, lừa đảo?
- Cảnh báo chiêu trò đất tiền cọc mua bán nhà rồi lừa đảo
- Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào thì bị xử phạt?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa cho người bị tố lừa đảo đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến “Lừa đảo cho vay tiền qua điện thoại” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ tìm hiểu về soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình ly hôn hiện nay. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Hồ sơ tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm:
Đơn tố giác tội phạm;
Bản sao công chứng CMND/CCCD của bị hại;
Chứng cứ kèm theo, trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác tội phạm, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Hành vi lừa đảo người khác khi vay tiền qua app điện thoại sẽ cấu thành tội phạm khi người phạm tội thực hiện hành vi gian dối như dùng lời nói cung cấp thông tin sai sự thật…làm cho người khác tin rằng đó là thông tin đúng và tự nguyện giao tài sản của họ.