Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào thì bị xử phạt?

08/11/2022
Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào
316
Views

Kinh doanh bán hàng đa cấp là hoạt động kinh doanh không còn xa lạ trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy nhiên, không ít trường hợp người kinh doanh đa cấp bằng mọi cách lừa đảo, lôi kéo người khác tham gia, nhất là đối tượng sinh viên. Vậy theo quy định, Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào thì bị xử phạt? Hành vi nào bị cấm trong hoạt động kinh doanh đa cấp? Theo quy định, Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào thì bị xử lý hình sự? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi lừa đảo sinh viên tham gia đa cấp là bao nhiêu năm? Bài viết “Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào thì bị xử phạt?” sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm đa cấp

Đa cấp được hiểu là một kênh hay một chiến lược phân phối hàng hóa thông qua hệ thống gồm nhiều người tham gia và được chia thành các cấp, các nhánh khác nhau.

Kinh doanh đa cấp là hoạt động kinh doanh được pháp luật cho phép. Mô hình này sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới (theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 40/2018/NĐ-CP).

Hành vi nào bị cấm trong hoạt động kinh doanh đa cấp?

Kinh doanh đa cấp được pháp luật cho phép, tuy nhiên phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của pháp luật. Nếu phạm vào những điều cấm, có nghĩa tổ chức đó kinh doanh đa cấp bất chính. Cụ thể những hành vi cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện được quy định tại Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như:

– Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

– Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

– Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó

– Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;

– Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp

– Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;

– Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;

– Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác

Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào
Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào

– Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp

– Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định…

– Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép

– Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;

– Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

Như vậy, hành vi dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia vào mô hình đa cấp bất chính, dụ dỗ người khác đặt cọc tiền, góp vốn, mua sản phẩm để hưởng ưu đãi đã vi phạm một trong những điều cấm của pháp luật về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Vậy Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào thì bị xử lý?

Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào thì bị xử phạt?

Từ những vấn nạn liên quan đến việc kinh doanh đa cấp đang nở rộ ở nước ta trong một vài năm gần đây, đã có nhiều quy định mới nhằm kiểm soát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, tránh cho một mô hình kinh doanh kiểu mới bị lợi dụng làm công cụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc các hình thức kinh doanh đa cấp bất chính khác.

Pháp luật đã có định nghĩa chính xác cho kinh doanh theo phương thức đa cấp, đó là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.

Như thông tin mà bạn cung cấp, các doanh nghiệp đa cấp nêu trên đã dụ dỗ người khác đặt cọc tiền, góp vốn, mua sản phẩm để hưởng ưu đãi. Có thể doanh nghiệp này đã vi phạm các nội dung mà pháp luật không cho phép.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 40/2018 về Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp do Chính phủ ban hành ngày 12/03/2018, các hành vi như:

– Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

– Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;…

là hành vi bị nghiêm cấm.

Ngoài ra các doanh nghiệp này thông thường sẽ thực hiện các thủ đoạn như:

– Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;

– Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

– Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;… để cho người tham gia tin tưởng mù quáng và thậm chí còn đi dụ dỗ thêm người tham gia khác để hưởng ưu đãi, lợi nhuận bất hợp pháp.

Theo đó, Khoản 9 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sẽ phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp có một trong các hành vi kể trên.

Ngoài ra, Nếu xác định được hành vi kinh doanh theo hình thức đa cấp trái phép, chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện hành vi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã có quy định mới về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào thì bị xử lý hình sự?

Vậy Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào thì bị xử lý hình sự? Căn cứ khoản 51 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:

– Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) và Điều 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên;

+ Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, đối với trường hợp cá nhân thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Nếu thuộc một trong các trường hợp thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc có quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác minh được những dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tổ chức, cá nhân này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào thì bị xử phạt?. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ làm thủ tục đổi tên căn cước công dân, dịch vụ xin trích lục ghi chú kết hôn, dịch vụ xin giấy xác nhận độc thân, đổi tên mẹ trong giấy khai sinh… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Lừa đảo sinh viên tham gia đa cấp bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Khoản 9 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sẽ phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp có một trong các hành vi:
– Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
–  Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi lừa đảo sinh viên tham gia đa cấp là bao nhiêu năm?

Theo quy định, nếu thuộc một trong các trường hợp thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc có quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi lừa đảo sinh viên tham gia đa cấp là 05 năm tù.

Chiêu bài dụ dỗ phổ biến của đa cấp khi lừa đảo sinh viên là gì?

Để dụ dỗ sinh viên tham gia là các thành viên tuyển dụng khi lên thuyết trình thường tạo ra những mức lương và chiết khấu hoa hồng “khủng” từ vài triệu đồng, thậm chí lên đến hơn chục triệu đồng, đó là khoản thu nhập trong mơ của các sinh viên xa nhà, thuê trọ học hoặc những sinh viên mới ra trường chưa có việc làm ổn định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.