Quy định về dạy vượt giờ như thế nào?

10/02/2023
Quy định về dạy vượt giờ
824
Views

Hiện nay, không chỉ ở một số vùng nông thôn, vùng núi có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn ngay cả tại những thành phố lớn đang diễn ra tình trạng thiếu giáo viên ở một số môn học. Tuy nhiên, để đảm bảo học sinh hoàn thành đúng thời gian như chương trình học đã đề ra, một số giáo viên bộ môn tại những trường học, cơ sở giáo dục thiếu giáo viên đã phải dạy vượt quá số giờ giảng dạy theo quy định về thời gian làm việc của người lao động trong ngành giáo dục. Vậy việc giáo viên dạy vượt quá số giờ là có được phép theo quy định của pháp luật không? Quy định về dạy vượt giờ của giáo viên hiện nay như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT
  • Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT
  • Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT
  • Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BTC

Số giờ dạy trên lớp của giáo viên là bao nhiêu?

Dựa theo độ tuổi, khả năng nhận thức, khối lượng kiến thức cần có của học sinh ở mỗi cấp học khác nhau nên số giờ dạy của giáo viên trên lớp đối với mỗi cấp học cũng là khác nhau. Cụ thể như sau:

Giáo viên mầm non

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT, giờ dạy của giáo viên mầm non được quy định:

“1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần”.

Giáo viên tiểu học

Theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, giáo viên tiểu học có thời gian làm việc là 42 tuần/năm học, gồm:

– 35 tuần giảng dạy và các hoạt động khác theo kế hoạch.

– 05 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

– 01 tuần chuẩn bị năm học mới.

– 01 tuần tổng kết năm học.

Trong đó, cứ mỗi tuần, giáo viên tiểu học phải có số tiết lý thuyết hoặc thực hành là 23 tiết, nếu lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật và giáo viên trường dân tộc bán trú thì định mức này là 21 tiết.

Giáo viên THCS, THPT

Theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, cụ thể là khoản 2 Điều 5 Thông tư 28, giáo viên trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) có thời gian làm việc trong năm la 42 tuần gồm:

– 37 tuần giảng dạy và hoạt động giáo dục trong kế hoạch thời gian năm học.

– 03 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

– 01 tuần chuẩn bị năm học mới.

– 01 tuần tổng kết năm học.

Trong đó, định mức tiết dạy (lý thuyết và thực hành) của mỗi giáo viên THCS là 19 tiết/tuần, của giáo viên THPT là 17 tiết/tuần.

Riêng giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú thì định mức tiết dạy là 17 tiết/tuần ở cấp THCS, 15 tiết/tuần ở cấp THPT. Với giáo viên cấp THCS trường phổ thông dân tộc bán trú là 17 tiết/tuần. Giáo viên trường dành cho người tàn tật, khuyết tật là 17 tiết/tuần ở cấp THCS.

 Giáo viên trường dự bị đại học

Căn cứ theo Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần; định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết. trong đó:

– 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;

– 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;

– 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

– 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học

Quy định về dạy vượt giờ
Quy định về dạy vượt giờ

Quy định về dạy vượt giờ của giáo viên hiện nay

Căn cứ tại Điều 105 BLLĐ năm 2019 thì theo đó, thời giờ làm việc bình thường của người lao động là không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

– Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

– Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 107 thì theo đó đối với trường hợp giáo viên phải dạy quá số giờ quy định thì các trường học, các cơ sở giáo dục phải có được sự đồng ý của người dạy và phải trả thêm lương cho giáo viên khi dạy vượt số giờ theo quy định. Cụ thể như sau:

“2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này”.

Tiền lương của giáo viên dạy vượt giờ được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BTC, tiền lương của giáo viên dạy vượt giờ được tính dựa trên các căn cứ sau:

– Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

– Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.

– Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

– Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Liên hệ

Vấn đề “Quy định về dạy vượt giờ” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về nộp đơn ly hôn đơn phương. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cách tính tiền lương dạy vượt giờ của giáo viên như thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BTC
 tiền lương số giờ dạy vượt giờ trong một năm học của giáo viên được tính như sau:
Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;
(Trong đó: Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%)

Dạy vượt giờ ở trường công lập có được trả thêm tiền lương không?

Dạy vượt giờ theo quy định tại các trường công lập được trả thêm lương dạy thêm giờ. Cụ thể là  tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BTC: “Đối với các cơ sở giáo dục công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ do ngân sách nhà nước bảo đảm và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành”.

Dạy vượt giờ ở trường tư có được trả thêm tiền lương không?

Cũng tương tự như dạy ở các trường học công lập, dạy vượt giờ tại các trường học tư nhân vẫn được trả lương dạy thêm giờ. Tuy nhiên nguồn kinh phí thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ được đảm bảo từ các nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.