Định mức giờ giảng của giáo viên dạy nghề năm 2023

09/02/2023
Định mức giờ giảng của giáo viên dạy nghề năm 2023
305
Views

Xin chào Luật sư 247, tôi là giáo viên dạy nghề hệ trung cấp chuyên dạy về môn tin học văn phòng. Vì là giáo viên dạy cho nhiều trường nên tôi rất quan tâm các quy định về đinh mức giờ giảng giành cho giáo viên. Nay nghe nói theo quy định mới đã có sự thay đổi về định mức giờ. Vậy định mức giờ của giáo viên dạy nghề theo quy định mới như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH

Quy định về nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp (CSGDNN) được quy định khái quát như sau:

  • Thứ nhất, Nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là thuật ngữ gọi chung bao gồm cả nhà giáo dạy lý thuyết hoặc dạy thực hành hoặc dạy kết hợp cả lý thuyết và thực hành.
  • Thứ hai, giáo viên là tên dùng để gọi nhà giáo dạy trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp. Giảng viên là tên gọi nhà giáo dạy trong các trường cao đẳng.
  • Thứ ba, chức danh chính của các nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; Giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.

Tiêu chuẩn và trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nhà nước

Về tiêu chuẩn cùa nhà giáo, khoản 4 Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định như sau:

  • Nhà giáo, trong bất kỳ cơ sở giáo dục nào đều phải có phẩm chất, đạo đức tốt;
  • Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
  • Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
  • Có lý lịch rõ ràng.

Về trình độ chuẩn được đào tạo đối với Nhà giáo, Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghipeej quy định như sau:

Đối với trình độ sơ cấp: Nhà giáo dạy trình độ này phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp.

Đối với trình độ trung cấp:

  • Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn: Phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
  • Nhà giá dạy thực hành: Phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp.

Đối với trình độ cao đẳng:

  • Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn: Phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
  • Nhà giáo dạy thực hành: Phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng.

Nếu Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Định mức giờ giảng của giáo viên dạy nghề năm 2023

Định mức giờ giảng của giáo viên dạy nghề năm 2023
Định mức giờ giảng của giáo viên dạy nghề năm 2023

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH và khoản 5 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH về định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp như sau:

Định mức giờ giảng

  1. Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
    Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.
  2. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn học chung trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
  3. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn văn hóa phổ thông trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
  4. Định mức giờ giảng của nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ trong một năm học được tính quy đổi và áp dụng theo định mức giờ giảng ở cấp trình độ cao nhất. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định hệ số quy đổi giờ chuẩn đối với các cấp trình độ thấp hơn để tính định mức giờ chuẩn trong một năm học cho nhà giáo phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo.
  5. Định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
    a) Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng: 8% định mức giờ giảng/năm;
    b) Phó hiệu trưởng: 10% định mức giờ giảng/năm;
    c) Trưởng phòng và tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm;
    d) Phó trưởng phòng và tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm;
    đ) Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm.
  6. Định mức giờ giảng đối với nhà giáo thuộc khoa Sư phạm trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính như định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.
  7. Viên chức các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thì căn cứ vào khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.
    Như vậy, theo quy định trên thì định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp trong một năm học từ 01/03/2023 là 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.

So với quy định hiện nay thì định mức giờ giảng tối thiểu đã được giảm 30 giờ chuẩn. (Quy định hiện nay là 380 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng và 430 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.)

Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ sơ cấp có được giảm định mức giờ giảng không?

Theo quy định hiện hành, định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ sơ cấp là từ 500 – 580 giờ chuẩn.

Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH như sau:

Định mức giờ giảng

  1. Định mức giờ giảng trong một năm học của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, nhà giáo dạy các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp: Từ 450 đến 580 giờ chuẩn.
    Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.
    Theo các quy định trên thì từ ngày 01/03/2023 định mức giờ giảng tối thiểu đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ sơ cấp đã được giảm 50 giờ chuẩn.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Định mức giờ giảng của giáo viên dạy nghề năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là kế toán giải thể công ty Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nhà giáo, viên chức tham gia giảng dạy giáo dục nghề nghiệp được dạy thêm bao nhiêu giờ một năm?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH và khoản 3 Điều 9 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH.
Số giờ dậy thêm được quy định như sau:
Đối với nhà giáo: Số giờ dạy thêm không vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành;
Đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy: Số giờ dạy thêm không vượt quá 50% định mức giờ giảng quy định.

Doanh nghiệp đào tạo dạy nghề bao gồm những doanh nghiệp nào?

Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

Quyền hạn của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Nhà giáo được tham gia quản lý , giám sát cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; được tham gia vào các công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
Nhà giáo được quyền sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nhà giáo được ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo.
Được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp taoj điều kiện, bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định.
Và các quyền hạn khác theo quy định pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.