Bản án hình sự về tội giết người như thế nào?

26/05/2022
Bản án hình sự về tội Giết người nói lên điều gì?
626
Views

Chào Luật sư, Nhằm để nâng cao kiến thức pháp luật cho bản thân nên tôi đã tự đi tìm hiểu về luật; và tôi đặc biệt hứng thú với luật Hình sự. Và khi tìm hiểu tôi có một thắc mắc muốn hỏi luật sư. Không biết luật sư có thể diễn giải cho tôi biết bản án hình sự về tội Giết người nói lên điều gì? được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bản án hình sự về tội Giết người là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án liên quan đến hành vi giết người của người phạm tội. Bản án hình sự về tội Giết người đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử.

Để có thể tìm hiểu về bản án hình sự về tội Giết người nói lên điều gì? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi 2021

Luật Thi hành án Hình sự 2019

Bản án là gì?

– Thuật ngữ “bản án” được sử dụng lần đầu tiên tại Sắc lệnh thiết lập các toà án quân sự ngày 13 tháng 9 năm 1945. Tuy nhiên, đến ngày 3 tháng 3 năm 1969 Toà án nhân dân tối cao mới ban hành Thông tư số 1-UB hướng dẫn về cơ cấu bản án và cách viết bản án.

– Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra; truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa; và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Thẩm phán chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ viết bản án.

– Ở một số nước, thuật ngữ bản án chỉ dùng trong trường hợp xét xử vụ án hình sự; còn trong việc giải quyết vụ kiện dân sự thì văn bản ghi nhận quyết định của toà án tuyên xử gọi là quyết định của toà án.

– Ở Việt Nam, trong lĩnh vực hình sự cũng như dân sự đều dùng thuật ngữ chung là bản án. Bản án trong lĩnh vực hình sự gọi là bản án hình sự. Bản án trong lĩnh vực dân sự gọi là bản án dân sự.

Bản án về hình sự về Tội giết người là gì?

– Bản án về hình sự là gì? Bản án về hình sự là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án liên quan đến hành vi giết người của người phạm tội.

– Bản án hình sự về tội Giết người đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử và đưa ra kết quả của phiên tòa về việc giải quyết vụ án giết người dựa trên ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử.

Các loại bản án hình sự về Tội giết người

– Căn cứ theo hiệu lực pháp luật ta biết được có 02 loại bản án hình sự về Tội giết người:

  • Bản án hình sự về Tội giết người đã có hiệu lực pháp luật:

+ Bản án nhất định bắt buộc phải tôn trọng, phải thi hành gồm: án sơ thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không bị kháng cáo, kháng nghị; án sơ thẩm đồng thời là án chung thẩm, án phúc thẩm. Các bản án và quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành. Chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm.

  • Bản án hình sự về Tội giết người chưa có hiệu lực pháp luật:

+ Bản án sơ thẩm chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị hoặc bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa xét xử phúc thẩm. Bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì không được đem ra thi hành.

Bản án hình sự về tội Giết người nói lên điều gì?
Bản án hình sự về tội Giết người nói lên điều gì?

Bản án hình sự về tội Giết người nói lên điều gì?

Thông thường, mỗi bản án có bố cục như sau:

– Phần mở đầu: Trình bày thông tin cơ bản.

  • Phiên toà xét xử;
  • Cấp xét xử;
  • Ngày xét xử;
  • Các thông tin cá nhân của người phạm tội;
  • Người đại diện hợp pháp của bị cáo;
  • Người bào chữa chỉ định cho bị cáo;
  • Bị hại;
  • Người bảo về quyền và lợi ích cho bị hại;
  • Những người làm chứng.

– Phần thứ hai: Nội dung vụ án.

Bằng cách trình bày tất cả nội dụng vụ án; trình bày bản kết luận giám định pháp y tử thi; bản kết luận giám định pháp y tâm thần; và sau cùng là đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố luận tội và tranh luận;

– Phần thứ ba: Nhận định của Toà án.

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận xét một cách công tâm về tính chất, mức độ thực hiện hành vi phạm tội của bị cáo; xét về các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; xác định về trách nhiệm dân sự; và cuối cùng là nêu quan điểm về xử lý vật chứng trong vụ án.

– Phần thứ tư: Quyết định.

Phần này gồm: Tuyên bố về cách xử lý hành vi phạm tội của bị cáo; mức xử phạt; cách xử lý vật chứng trong vụ án; trách nhiệm dân sự (nếu có); án phí hình sự; và quyền kháng cáo.

– Bản án hình sự về tội Giết người nói lên điều gì? Thông qua bản án hình sự về tội Giết người ta sẽ biết được người phạm tội đã thực hiện hành vi gì để giết người; nguyên nhân tại sao lại giết người; quá trình giết người xảy ra ra sao; chứng cứ; vật chứng trong vụ án là gì; nạn nhân là ai; bị đề nghị truy tố bao nhiêu năm tù; kết quả cuối cùng mà Toà án xét xử đối với hành vi giết ngươi ra sao; … như vậy thông qua bản án hình sự về tội Giết người ta sẽ có được góc nhìn đa diện về hành vi phạm tội dẫn đến giết người của bị cáo; biết được HĐXX tuyên án như vậy là đúng hay sai; đã hợp lý hay chưa hay có dấu hiệu án oán.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bản án hình sự về tội Giết người nói lên điều gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thành lập công ty trọn gói; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đúng hay sai?

Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đúng hay sai? là một câu hỏi tưởng chừng dễ trả lời nhưng thật ra lại rất khó.
Như đã phân tích có rất nhiều các dạng khác nhau của tội giết người. Cho nên việc xác định Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là rất khó.
Nếu người phạm tội đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội giết người mà bị phát hiện: Thì lúc này Tội giết người là tội phạm nghiêm trọng; bởi hình phạt cao nhất chỉ dừng lại ở mức 01 – 05 năm.
Nếu Người phạm tội có một trong các dấu hiệu như:
Giết 02 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; Thuê giết người hoặc giết người thuê; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn.
Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự
Thì khi đó Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; bởi hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
Nếu người phạm tội giết người không có các dấu hiệu cấu thành hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình thì sẽ bị phạt tù từ 07 – 15 năm: Khi đó Tội giết người sẽ cấu thành tội phạm rất nghiêm trọng.
Như vậy, việc xác định Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay sai phụ thuộc vào người phạm tội đã đủ yếu tố cấu thành tại điều khoản cấu thành tội phạm nào trong Tội giết người. Nếu khẳng định Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cũng không phải là đúng chính xác 100% trong mọi trường hợp.

Giết người trong khi thi hành công vụ bị phạt tù mấy năm theo quy định?

Người nào giết người trong khi thi hành công vụ; nếu đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm: mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể, khách thể; thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh; Tội giết người trong khi thi hành công vụ theo điều 127 Bộ luật hình sự 2015.
Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.’

Như vậy, giết người trong khi thi hành công vụ có thể bị phạt lên tới 15 năm; và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc; làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Khi đó, người phạm tội cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.

Giết người không thành có phải đi tù?

Giết người không thành có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Mức phạt của tội giết người; được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); quy định đối với trường hợp phạm tội chưa đạt; nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình; thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.