Quy định về giáo án điện tử năm 2023 như thế nào?

09/02/2023
Quy định về giáo án điện tử năm 2023 như thế nào?
361
Views

Có thể thấy rằng trong thời điểm vừa qua, với tình trạng dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, ngành giáo dục đã bước vào một năm học trong một bối cảnh đặc biệt do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nhiều tỉnh thành đã triển khai việc và học online nên việc sử dụng giáo án điển tử ngày càng được sử dụng đến nhiều. Áp lực về soạn giáo án (kế hoạch bài học) đối với giáo viên rất lớn bởi việc soạn giáo án này phải đi kèm với những nội dung của bài học làm sao để học sinh dễ hiểu nhất, đồng thời phục vụ việc kiểm tra chuyên đề, hồ sơ sau này. Trong thời đại cộng nghệ phát triển việc soạn giáo án đã không còn quá xa lạ, vậy hiện nay việc soạn giáo án cần tuân thủ theo trình tự nào? Quy định về giáo án điện tử hiện nay ra sao là thắc mắc của nhiều giáo viên và cả phụ huynh, học sinh. Bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!

Quy định về giáo án điện tử như thế nào?

Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giảng viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedie hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài giảng được thể hiện bằng vật chất trước khi bài giảng được tiến hành.

Ngày 18 tháng 1 năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 138/CT-BGDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong các nhà trường. Theo đó, Chỉ thị 138 đã hướng dẫn khá cụ thể như sau:

1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo và Hiệu trưởng nhà trường tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài những loại hồ sơ, sổ sách theo quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Giáo viên được phép chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định.

Từng bước sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử thay cho các loại hồ sơ, sổ sách hiện hành theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên.

Việc sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử của giáo viên và nhà trường là minh chứng đánh giá tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin theo Điều 8 Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và Điều 8 Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông”.

Tiếp theo, trong năm 2020 vừa qua thì Bộ cũng đã ban hành 2 Thông tư nhằm hướng dẫn việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, đó là: Thông tư Số 28/2020/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường tiểu học; Thông tư Số 32/2020/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường trung học đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2020.

Điều này cho thấy Bộ đã dành cho các trường học một “không gian mở” để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục. Các trường học có thể chủ động trong việc thực hiện, quản lý các loại hồ sơ sổ sách của giáo viên trong đơn vị của mình quản lý.

Việc thanh, kiểm tra chuyên môn của cấp Phòng, cấp Sở cũng chỉ tập trung kiểm tra, thanh tra những người đứng đầu như ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

Đối với giáo viên dạy lớp, không đảm nhận chức vụ thì cấp trên cũng chỉ dự giờ để đánh giá người đứng đầu chứ không thực hiện kiểm tra hồ sơ sổ sách như trước đây. Như vậy, việc quản lý, kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên hiện nay chủ yếu là tổ chuyên môn và nhà trường theo các chuyên đề hoặc kiểm tra đột xuất.

Vì vậy, thay vì giáo viên cứ phải soạn, in ấn hàng mấy trăm trang giáo án, hồ sơ đem vào trường khi có kế hoạch thì nhà trường chuyển sang quản lý hồ sơ bằng công nghệ thông tin sẽ giảm được rất nhiều tiền bạc, áp lực cho giáo viên.

Quy trình để soạn giáo án điện tử

Xác định mục đích, yêu cầu của bài giảng:

Đọc kỹ giáo trình, kết hợp với các tài liệu liên quan để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó, giảng viên xác định cái đích cần đạt tới của bài về cả 3 mặt kiến thức, kỹ năng và tình cảm, thái độ (mục đích trên là khi giảng xong, học viên thu nhận được cái gì). Từ những mục đích trên, giảng viên có thể định ra các yêu cầu trong quá trình giảng dạy của mình để đạt cái đích đã đề ra ở trên (giảng dạy như thế nào).

Quy định về giáo án điện tử năm 2023 như thế nào?
Quy định về giáo án điện tử năm 2023 như thế nào?

Lựa chọn những kiến thức cơ bản, trọng tâm, có tính khái quát và chắt lọc cao để sắp xếp chúng vào các slide:

Đây là bước quan trọng thể hiện toàn bộ nội dung của bài giảng. Các nội dung đưa vào các slide phải thật sự chắt lọc từ những kiến thức cơ bản của từng chương, mục, tiết, đoạn. Dung lượng thông tin chứa đựng trong một slide là không nhiều (thường khoảng 3-4 dòng) cho nên đòi hỏi giảng viên phải có tư duy tổng hợp, khái quát để có thể chọn lựa, chắt lọc kiến thức cơ bản nhất đưa vào các slide. Bước này, giảng viên làm tốt thì giáo án điện tử sẽ bảo đảm kiến thức truyền thụ.

Thu thập nguồn tài liệu liên quan đến nội dung, xây dựng kho tư liệu:

Ngoài việc sưu tầm các tài liệu để bổ sung, mở rộng kiến thức từ sách báo, tài liệu tham khảo có liên quan; điều quan trọng và cần thiết là phải xây dựng kho tư liệu. Đây là điều kiện cần thiết để khai thác có hiệu quả chương trình phần mềm PowerPoint, kho tư liệu càng phong phú thì khả năng khai thác càng cao, càng đa dạng. 

Các nguồn để giảng viên có thể thu thập xây dựng kho tư liệu:

– Các thông tin trên Internet: Đây thực sự là kho thông tin khổng lồ, chúng ta có thể tìm kiếm thông tin theo chủ đề. Bằng công cụ tìm kiếm ta vào các Website có liên quan đến chủ đề cần tìm. Sau khi tìm kiếm được thông tin trên mạng Internet, ta chỉ cần download vào kho tư liệu để làm tài liệu tham khảo.

– Các thông tin trên các CD-ROM, VCD: Hiện nay các thông tin trên CD-ROM và VCD hết sức phong phú, có thể lựa chọn những thông tin cần thiết phục vụ nội dung của bài giảng để nhập vào kho tư liệu.

– Ngoài ra, các tranh ảnh, thông tin trên sách báo liên quan dến nội dung bài giảng hết sức phong phú có thể là nguồn tư liệu quan trọng để chúng ta bổ sung vào kho tư liệu.

Xây dựng kịch bản cho bài giảng của giáo án điện tử:

Đây là khâu quan trọng trong việc thiết kế bài giảng. Kịch bản xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc sư phạm, nội dung kiến thức cơ bản của bài giảng, đáp ứng mục đích, yêu cầu đã đặt ra.

Điều rất quan trọng mà giảng viên phải hết sức lưu tâm là khi xây dựng kịch bản cho giáo án điện tử phải căn cứ vào giáo án “nền” ( giáo án “nền” là giáo án dùng cho các bài giảng theo phương pháp truyền thống- chưa khai thác, sử dụng PowerPoint trong giảng dạy). Trên cơ sở đó để tìm tòi, phát hiện, khai thác thế mạnh của PowerPoint nhằm tăng cường tính tích cực hoá quá trình nhận thức trong hoạt động học tập của học viên.

Kịch bản xây dựng còn phụ thuộc vào các sản phẩm có được trong kho tư liệu. Giảng viên cần phải biết lựa chọn phù hợp để xây dựng kịch bản có chất lượng

Lựa chọn ngôn ngữ, các phần mềm trình diễn để xây dựng giáo án điện tử:

Sau khi đã có kho tư liệu, các kiến thức cơ bản được lựa chọn, giảng viên cần lựa chọn ngôn ngữ và các phần mềm trình diễn để tiến hành xây dựng giáo án điện tử. Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, vidio clip. Văn bản cần trình bày ngắn gọn, cô động, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản; màu chữ được dùng thống nhất (thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản: câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, giảng giải, ghi nhớ, câu trả lời). Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học viên thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày.

Đối với mỗi bài giảng nên dùng khung, màu nền thống nhất cho các slide, Hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau. Mặt khác cũng không nên quá lạm dụng phần mềm trình diễn theo kiểu “bay nhảy” nhằm thu hút sự tò mò không cần thiết cho người học, làm phân tán sự chú ý của học viên. Điều quan trọng khi sử dụng phần mềm trình diễn là chú ý làm nổi bật nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của người học. 

Cuối cùng là thực hiện các liên kết giữa các slide một cách hợp lý, logic. Đây chính là công việc quan trọng tạo ra các ưu điểm của giáo án điện tử do đó chúng ta cần khai thác tối đa khả năng liên kết, nhờ khả năng liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt giúp học viên nắm bắt được kiến thức bài học.

Lợi ích khi chuyển sang quản lý hồ sơ sổ sách điện tử 

Thứ nhất: đối với kế hoạch bài dạy (giáo án)- công việc này đang do tổ trưởng chuyên môn duyệt mỗi tháng 2 lần. Những tổ ít giáo viên thì áp lực ít chứ những tổ nhiều giáo viên thì công việc duyệt giáo án mất khá nhiều thời gian khi ngồi lật từng trang giáo án để đếm số tiết, xem từng hoạt động dạy học của đồng nghiệp

Vì thế, thay vì công việc thủ công này, giáo viên bộ môn chỉ cần chuyển qua email hoặc Google Drive cho tổ trưởng sẽ bỏ qua được rất nhiều công đoạn.

Những lúc rảnh rỗi, những thầy cô tổ trưởng có thể mở máy ra duyệt giáo án cho giáo viên sẽ nhanh gọn hơn nhiều. Sau khi duyệt xong, có thể chuyển lại cho giáo viên hoặc đăng tải lên website của nhà trường như một số trường đã và đang làm.

Thứ hai: khi kiểm tra các chuyên đề thì những loại hồ sơ sổ sách đã duyệt đầu năm không nhất thiết phải kiểm tra lại làm gì cho mất thời gian. Sổ dự giờ thì chỉ cần giáo viên chụp ảnh gửi qua mail hoặc zalo cũng được. Sổ điểm thì kiểm tra trực tiếp trên phần mềm của nhà trường.

Thứ ba: khi Ban giám hiệu hoặc Hội đồng bộ môn cần kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên chỉ cần tổ trường chuyển email hoặc xem trên các địa chỉ mà nhà trường quy định trên không gian mạng sẽ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Thứ tư: khi duyệt các loại hồ sơ, sổ sách điện tử của giáo viên sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền bạc cho đội ngũ nhà giáo. Mỗi nhà giáo mỗi năm phải bỏ ra chi phí ít nhất là vài trăm ngàn đồng tiền in ấn. Nếu thực hiện đồng loạt sổ sách điện tử thì mỗi năm hàng triệu nhà giáo tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về giáo án điện tử năm 2023 như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến cách soạn thảo thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Font chữ khi soạn thảo giáo án điện tử như thế nào?

Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, VNI-Helve…), khắc phục được lỗi font chữ, hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu.

Màu sắc của nền hình khi soạn thảo giáo án điện tử như thế nào?

Giáo viên cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, các slide thể hiện sẽ nổi bật hơn. Chẳng hạn, khi dùng màu nền đậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng; ngược lại chỉ nên sử dụng chữ màu đậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng.

Khi soạn thảo giáo án điện tử nên để size chữ là bao nhiêu?

Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở lên mới đọc rõ được.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.