Có được hưởng trợ cấp khi nhận con nuôi không?

26/10/2022
Có được hưởng trợ cấp khi nhận con nuôi không?
618
Views

Khi sinh con, nuôi con nhỏ thì người lao động đủ điều kiện có thể được hưởng chế độ thai sản hay được gọi là được hưởng trợ cấp thai sản. Từ đây, nhiều người thắc mắc rằng vậy nhận con nuôi thì có hưởng trợ cấp này không. Để giải đáp thắc mắc này, Luật sư 247 xin được trả lời qua bài viết với chủ đề “Có được hưởng trợ cấp khi nhận con nuôi không?” Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp thai sản?

Tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản như sau:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Có được hưởng trợ cấp khi nhận con nuôi không?

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi, và có đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi thì sẽ được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định.

Thời gian được hưởng trợ cấp thai sản khi nhận nuôi con nuôi là bao lâu?

Có được hưởng trợ cấp khi nhận con nuôi không?
Happy family with newborn baby

Theo Điều 11 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

“Điều 11. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 36 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không nghỉ việc thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội.”

Theo đó, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Mức hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi như thế nào?

Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

Hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản khi nhận nuôi con nuôi

Đối tượng chuẩn bị hồ sơ hưởng thai sản thông thường sẽ do người lao động và người sử dụng lao động chuẩn bị. Trong trường hợp người lao động đã nghỉ việc mà muốn hưởng chế độ thai sản. Thì người lao động cần tự chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Quyết định 636/QĐ-BHXH, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đang làm việc nhận nuôi con nuôi bao gồm:

– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con

– Giấy chứng nhận nhận nuôi con nuôi

– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập mẫu C70a-HD (do đơn vị lập).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp trong vòng 45 ngày kể từ ngày bạn đi làm lại cho công ty để công ty và cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết cho bạn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Có được hưởng trợ cấp khi nhận con nuôi không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; dịch vụ thám tử; thành lập công ty giá rẻ; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để một người nhận nuôi con nuôi

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
+ Có tư cách đạo đức tốt.

Trợ cấp thai sản là gì? 

Chế độ thai sản hay trợ cấp thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến khi nuôi con nhỏ. Chế độ nhằm bảo đảm, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình nhận nuôi con nuôi như thế nào?

Khi một người được nhiều người xin nhận làm con nuôi, thứ tự ưu tiên như sau:
– Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.