Thủ tục nhận lại con đẻ năm 2022 như thế nào?

26/10/2022
Thủ tục nhận lại con đẻ năm 2022 như thế nào?
280
Views

Xin chào Luật sư 247. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn mà trước đây gia đình anh chị tôi không đủ điều kiện nuôi dưỡng một cháu nhỏ nên đã cho cháu làm con nuôi của một gia đình khác. Nay gia đình muốn nhận lại con đẻ. Tôi có thắc mắc rằng quy định pháp luật về thủ tục nhận lại con đẻ hiện nay như thế nào? Gia đình anh chị tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Đăng ký nhận lại con đẻ ở đâu?

Nhận cha, mẹ, con là quyền của công dân được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình. Cha mẹ có quyền nhận con, con có quyền nhận cha mẹ kể cả khi người được nhận đã chết.

Hiện nay, thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định trong Luật Hộ tịch ban hành năm 2014. Theo đó, thông thường, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Đối với trường hợp thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa:

– Công dân Việt Nam với người nước ngoài;

– Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;

– Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;

– Người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam;

thì thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc về UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.

Thủ tục nhận lại con đẻ năm 2022 như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo hướng dẫn tại Điều 25, 44 Luật Hộ tịch, muốn tiến hành làm thủ tục nhận cha, mẹ, con cần chuẩn bị các giấy tờ sau, nộp tại UBND cấp có thẩm quyền giải quyết:

– Tờ khai theo mẫu quy định;

– Giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con;

– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân người nước ngoài (đối với trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau).

Thủ tục nhận lại con đẻ như thế nào?
Thủ tục nhận lại con đẻ như thế nào?

Bước 2: Nộp hồ sơ

* Đối với trường hợp không có yếu tố nước ngoài:

– Nộp đủ hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con;

– Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch. Thời gian giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ;

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

* Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài:

– Nộp đầy đủ hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.

– Công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND cấp xã. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, hồ sơ.

Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Giấy tờ nào chứng minh được mối quan hệ cha, mẹ, con?

Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Như vậy, từ ngày 16/7/2020 khi Thông tư 04 có hiệu lực, chứng cứ chứng minh quan hệ cha – con, mẹ – con nới lỏng hơn so với trước đây. Ngoài văn bản của cơ quan y tế, giám định xác nhận quan hệ cha – con, mẹ – con như kết qả DNA thì chỉ cần các bên lập văn bản cam đoan về mối quan hệ và có 02 người làm chứng cũng được chấp nhận.

Đăng ký nhận cha, mẹ, con trong một số trường hợp đặc biệt

Theo Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP, việc đăng ký nhận cha, mẹ, con trong một số trường hợp đặc biệt giải quyết như sau:

– Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

– Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

– Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.

– Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.

Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Thủ tục nhận lại con đẻ năm 2022 như thế nào?” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có lời giải đáp như: thủ tục ly hôn thuận tình/ly hôn đơn phương hoặc muón sử dụng dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí thực hiện thủ tục nhận lại con đẻ là bao nhiêu?

Lệ phí thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con được tính theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

Người con có phải từ bỏ cha mẹ nuôi để được nhận lại cha mẹ đẻ không?

– Theo quy định của pháp luật của nước ta hiện nay thì cá nhân hoàn toàn được quyền có đồng thời cả cha mẹ ruột và có cả cha mẹ nuôi hợp pháp theo pháp luật.
– Không có quy định nào của pháp luật nước ta yêu cầu một người phải tiến hành từ bỏ cha mẹ nuôi của họ mới được nhận lại cha mẹ ruột, khi cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột là những người khác nhau.

Cha mẹ đẻ được đòi lại con khi đã cho con nuôi khi nào?

Mặc dù chỉ có 01 trường hợp cha mẹ đẻ được thay đổi ý kiến khi đã cho con nuôi nhưng theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
– Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
– Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
– Vi phạm một trong các quy định như: Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; ông bà nhận cháu làm con nuôi, anh chị em nhận nhau làm con nuôi…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.