Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu theo quy định 2022?

15/10/2022
Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu?
399
Views

Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu?

Anh Quân bị một đối tượng giả danh người thân lừa đảo mất 30 triệu đồng. Sau khi nhận ra mình bị lừa, anh Quân đã làm đơn tố cáo nhưng vẫn chưa biết phải đến đâu để nộp đơn và gồm có những thủ tục gì? Xin được giải đáp.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Tố cáo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội vu khống như sau:

  • Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

  • Theo đó, nếu hành vi này cấu thành tội vu khống theo quy định trên thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án và bạn sẽ không có quyền yêu cầu cơ quan này trả lời bằng văn bản mà có thể dựa vào quyết định khởi tố để có căn cứ về trường hợp của mình.
  • Nếu như đối tượng mà bạn tố cáo hoàn toàn không có dấu hiệu nào đối với hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản mà phía cơ quan điều tra xác định được việc bạn làm là nhằm mục đích bôi nhọ danh dự của người khác, bịa đặt rằng họ phạm tội rồi tố cáo với cơ quan có thẩm quyền thì có thể bạn sẽ bị xem xét về việc truy tố theo tội vu khống nêu trên.

Cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Để nhận biết được loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chúng ta cần dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi vi phạm phải đáp ứng các yếu tố: “dùng thủ đoạn gian dối” và “chiếm đoạt tài sản của người khác”. Cụ thể hơn, 4 yếu tố cấu thành tội lừa đảo bao gồmKhách thể của tội phạm; Chủ thể của tội phạm; Mặt khách quan của tội phạm; Mặt chủ quan của tội phạm, được thể hiện như sau:
  • Khách thể của tội phạm:

+ Là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

  • Chủ thể của tội phạm:

+ Là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải là chủ thể của loại tội phạm này.

  • Mặt khách quan của tội phạm:

+ Là hành vi của một người chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hậu quả và mối quan hệ nhân quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

  • Về giá trị tài sản chiếm đoạt:

+ Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên.  Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

  • Mặt chủ quan của tội phạm:

+ Người phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.Tội này không thể diễn ra dưới hình thức lỗi vô ý.

Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu?
Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu?

Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu?

  • Căn cứ Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:

+ Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

+ Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

+ Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

+ Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

+ Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

  • Căn cứ khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: 

+ Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

  • Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

+ Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

+ Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

  • Đồng thời căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC có quy định về trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau:

+ Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:

+ Cơ quan điều tra;

+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Viện kiểm sát các cấp;

+ Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

  • Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm:

+ Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.

+ Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.

  • Căn cứ khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra như sau:

+ Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

  • Như vậy, khi nhận thấy mình bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn có thể làm đơn tố giác đến các cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) cấp quận, huyện, thị xã, viện kiểm sát các cấp; Tòa án hoặc các cơ quan khác tại nơi phát hiện tội phạm, xảy ra tội phạm hoặc nơi cư trú của người có hành vi phạm tội.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo thêm: cách chia tài sản chung của vợ chồng khi chồng chết như thế, tiền lương là tài sản chung hay riêng theo quy định , mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản… trên trang luatsu247 .

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247, hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102 

Câu hỏi thường gặp

Tư vấn về việc xử lý đối với đơn tố cáo nặc danh ?

Theo Điều 25 Luật tố cáo năm 2018:
Điều 25. Tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo
1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.
Như vậy, các cơ quan nhà nước cần xem xét, xử lý thận trọng đối với những đơn thư không rõ họ tên, địa chỉ, đặc biệt là phải căn cứ vào nội dung đơn và những bằng chứng được người tố cáo đưa ra để quyết định có tiến hành thẩm tra xác minh hay không.
Trong trường hợp của bạn đưa ra mẹ bạn thường xuyên bị gửi đơn tố cáo nặc danh, nhằm vu khống mẹ bạn. Nếu mẹ bạn có chứng cứ rằng người đó đã viết đơn tố cáo hoặc mẹ bạn có chứng cứ rằng người đó đã dùng họ tên của người khác trái phép để tố cáo mẹ bạn thì mẹ bạn có thể viết đơn tố cáo trở lại người đó
Điều 8 khoản 10 Luật tố cáo 2018 thì hành vi tố cáo của người đó vi phạm pháp luật tố cáo cụ thể là :
Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo
10. Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.

Tội danh lừa đảo được hoàn thành khi nào?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoàn thành khi chủ thể thực hiện đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp quý khách hàng hiểu hơn về các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản . Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và muốn nhận được sự tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự · Luật khác

Comments are closed.