Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xử lý thế nào?

29/09/2022
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xử lý thế nào?
400
Views

Hiện nay, lợi dụng sự phát triển như vũ bão của công nghệ, các đối tượng lừa đảo ngày càng có những hành vi tinh vi hơn. Thời gian gần đây, lừa đảo qua mạng là một hình thức phạm tội rất phổ biến. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xử lý thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luatsu247.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

Hình thức lừa đảo qua mạng có dấu hiệu gia tăng trong thời gian qua, với nhiều cách thức, thủ đoạn nhằm chiếm đoạt tiền của những người nhẹ dạ.

Sau đây là một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng phổ biến hiện :

  • Các đối tượng chiếm quyền kiểm soát tài khoản mạng xã hội của nạn nhân bằng các link, mã độc,…, sau đó sử dụng tài khoản này để nhắn tin đề nghị người thân, bạn bè chủ tài khoản chuyển tiền, nạp thẻ theo hướng dẫn.
  • Nhắn tin thông báo trúng thưởng có giá trị lớn, yêu cầu trích một khoản tiền để nộp thuế, ủng hộ, từ thiện,… bằng cách cung cấp thông tin tài khoản, chuyển tiền vào tài khoản hoặc mua thẻ điện thoại,…
  • Đăng tin tuyển dụng trên các nhóm và dụ dỗ nạn nhân trở thành cộng tác viên bán hàng, sau đó yêu cầu nạn nhân phải bỏ ra một số tiền nhất định để mua hàng với thủ đoạn nếu mua hàng, đánh giá sản phẩm, nạn nhân sẽ được thanh toán tiền hàng và trả thêm phần trăm hoa hồng. Theo đó, nếu nạn nhân mắc bẫy, đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt luôn số tiền mua hàng của nạn nhân và xóa liên hệ hoặc sẽ chuyển một khoản tiền hoa hồng nhỏ cho nạn nhân để tạo niềm tin, sau đó khi nạn nhân bỏ tiền thanh toán những đơn hàng lớn hơn thì các đối tượng này sẽ “bùng” tiền và chặn liên hệ…

Có thể thấy, đặc điểm chung của những hành vi lừa đảo qua mạng này là đánh vào lòng tham, sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xử lý thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

– Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự.

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người bị lừa đảo cần làm gì?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xử lý thế nào?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xử lý thế nào?

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, hành vi lừa đảo qua mạng trở nên ngày càng phổ biến với các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, khó nhận biết. Người bị lừa đảo có thể tố giác hành vi lừa đảo đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

Cụ thể, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, người bị hại cần làm đơn tố giác gửi đến Cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Hồ sơ tố giác tội phạm bao gồm:

– Đơn trình báo công an;

– CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);

– Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).

– Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).

Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

– Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

– Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Ngoài việc trình báo trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:

– Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 – Cục Cảnh sát hình sự;

– Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/  của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

– Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Những chứng cứ nào cần mang theo khi đi trình báo tại cơ quan có thẩm quyền?

Căn cứ Điều 87, Điều 89, Điều 99, Điều 100, Điều 101 và Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

– Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

+ Vật chứng: là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

+ Lời khai, lời trình bày;

+ Dữ liệu điện tử: là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử; Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

+ Kết luận giám định: là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.

+ Kết luận định giá tài sản: là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.

+ Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

+ Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

+ Các tài liệu, đồ vật khác: những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì được coi là vật chứng.

– Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xử lý thế nào?. Nếu Quý khách muốn có thêm thông tin về các lĩnh vực khác như: đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; thành lập công ty; thay đổi giấy khai sinh; xin phép bay flycam;  …mời Quý Khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102 để được tư vấn.

Thông tin liên hệ khác:

Câu hỏi thường gặp

Cần làm gì để không thành nạn nhân lừa đảo qua mạng?

Để không dính bẫy lừa đảo, mỗi người cần tự trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về các thủ đoạn lừa đảo qua mạng, đồng thời lưu ý một số cách phòng tránh sau đây:
–       Cận trọng khi nhận được các đường link hoặc file qua Facebook, Zalo…
–       Thường xuyên đổi mật khẩu cho các tài khoản mạng xã hội
–       Tỉnh táo trước những tin tuyển dụng việc nhẹ, lương cao trên mạng

Hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng 

Khi tố cáo lừa đảo qua mạng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn trình báo công an;
– Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);
– Chứng cứ kèm theo để chứng minh.

Đường dây nóng tố giác tội phạm lừa đảo của Bộ Công an

 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an
+ Tại Thành phố Hà Nội: 069.2342431
+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 069.3336310
– Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:
+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: 069.2348560
+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu: 069.2321671
+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy: 069.2345923

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.