Tân Hoàng Minh lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị đi tù bao nhiều năm?

06/04/2022
Tân Hoàng Minh lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị đi tù bao nhiều năm?
720
Views

Ngày 05/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 (BLHS 2015), xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Cơ quan điều tra đã khởi tố ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh và 6 đồng phạm khác về tội danh trên. Vậy với hành vi trên của các bị can thì họ có thể phải đối mặt với mức án như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X  xin giới thiệu bài viết “Tân Hoàng Minh lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị đi tù bao nhiều năm?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Để viết Tân Hoàng Minh lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị đi tù bao nhiều năm? Trước hết chúng ta cần tìm hiểu về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định về phát hành trái phiếu.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 BLHS 2015. Theo đó:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

……….

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đặc trưng của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thuộc nhóm tội danh xâm phạm quyền sở hữu. Yếu tố đặc trưng của tội danh này là thủ đoạn gian dối của người phạm tội.

Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói; bằng chữ viết (viết thư); bằng hành động … (ví dụ: mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được đem bán lấy tiền tiêu xài không trả cho chủ sở hữu); và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

– Dấu hiệu bắt buộc của tội này là người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng); thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép; hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.

Giá trị tài sản

-Về giá trị tài sản chiếm đoạt:

Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên.

Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt; hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Thời điểm nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản

Người phảm tội nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo. Đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản. Với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì ý định chiếm đoạt phát sinh sau khi nhận tài sản; thông qua một hình thức giao dịch hợp pháp.

Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản.

Quy định về việc phát hành trái phiếu

Trái phiếu

Theo khoản 3 Điều 4, Luật chứng khoán 2019 và khoản 6 (Điều 3, Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định:

“Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành; xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng; và bội số của 100 nghìn đồng”.

Việc chào bán chứng khoán có 2 phương thức: Chào bán chứng khoán ra công chúng; và chào bán chứng khoán riêng lẻ.

-Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán theo một trong các phương thức sau:

+Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;

+Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

+Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.

-Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chào bán chứng khoán không thuộc trường hợp trên; và theo một trong các phương thức sau đây:

+Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

+ Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng

Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng được quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật chứng khoán. Cụ thể:

a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;

c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;

d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

đ) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

g) Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng;

h) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;

i) Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.

Tân Hoàng Minh lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị đi tù bao nhiều năm?

Hành vi của các bị can trong Tân Hoàng Minh

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 (BLHS 2015), xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Cơ quan điều tra đã khởi tố ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh và 6 đồng phạm khác về tội danh trên.

Xác minh từ phía cơ quan điều tra cho thấy, trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 03 công ty thành viên gồm: Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt; Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil; Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan, phát hành 09 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật với tổng trị giá 10.300 tỷ đồng nhằm huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.

Việc huy động vốn trong các dự án bất động sản phải thuộc trường hợp pháp luật cho phép; và phải theo trình tự thủ tục luật định và phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.

Đỗ Anh Dũng và các đồng phạm đã có thủ đoạn gian dối trong việc huy động vốn; đối với các dự án bất động sản. Cụ thể đã phát hành 09 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật để huy động số tiền là 10.300 tỉ đồng của nhiều nhà đầu tư; rồi sử dụng sai mục đích thỏa thuận.

Các chủ thể trong vụ Tân Hoàng Minh có thể phải đi tù bao nhiêu năm?

Để kết tội với các bị can thì cơ quan điều tra cần tiếp tục thu thập các tài liệu, chứng cứ để chứng minh các bị can không có ý định trả lại số tiền đã huy động trái phép cho các nạn nhân.

Do mới chỉ khởi tố bị can và vụ án chưa được đưa ra xét xử; chưa có bản án có hiệu lực pháp luật nên chưa thể kết tội đối với các bị can này.

Nếu các đối tượng bị xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thì họ có thể đối mặt với mức án cao nhất là 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân với số tiền chiếm đoạt trên 500 triệu đồng. Tùy vào hành vi; mức độ nguy hiểm; các tình tiết tăng nặng; giảm nhẹ của từng cá nhân thì mỗi đối tượng sẽ bị xử lý với các mức khác nhau.

Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc Tân Hoàng Minh lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị đi tù bao nhiều năm?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Tân Hoàng Minh lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị đi tù bao nhiều năm?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Muốn tố cáo tội phạm thì phải đến cơ quan nào?

Theo Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tố giác và tin báo về tội phạm:
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án hoặc với các cơ quan, tổ chức khác. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản; và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện; hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản theo quy định.

Đồng phạm trong pháp luật hình sự được quy định như thế nào?

Theo Điều 17 BLHS quy định :
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.