Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?

28/09/2022
Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?
481
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Một trong những quyền lợi của người lao động nữ khi tham gia bảo hiểm xã hội chính là việc được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên hiện nay có thông tin cho rằng nếu giáo viên sinh con thứ 3 thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Giáo viên là công chức hay viên chức?

Theo quy định tại Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định về giáo viên như sau:

– Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật Giáo dục 2019.

– Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

– Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.

Để có thể xác định được giáo viên là công chức hay viên chức ta dựa vào các quy định sau đây:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi bổ sung 2019 quy định về công chức như sau: 

– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm:

  • Trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
  • Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
  • Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 sửa đổi bổ sung 2019 quy định về viên chức như sau:

– Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 sđ bs 2019  đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu như sau: Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

– Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
  • Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

Như vậy thông qua các quy định trên ta biết được rằng, những giáo viên làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức, còn những giáo viên không làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải là viên chức, cũng như không phải là công chức.

Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?
Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?

Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?

Theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản có nhắc đến 02 đối tượng là:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

– Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 31 phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Như vậy thông qua quy định trên ta thấy được rằng, nếu giáo viên là người có tham gia bảo hiểm xã hội thoả đủ một trong các điều kiện được hưởng chế độ thai sản như:

  • Đối với giáo viên sinh con mà đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
  • Hoặc đối với giáo viên sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, và đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
  • Hoặc đối với giáo viên sinh con mà đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; hoặc đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, và đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; nhưng hiện giờ đã chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.

thì điều sẽ được hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của pháp luật. Và hiện nay pháp luật bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng không có bất cứ quy định nào nói rằng giáo viên sinh con thứ 3 sẽ không được hưởng chế độ thai sản cả, việc hưởng được chế độ thai sản hay không là phụ thuộc vào việc bạn có thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản và điều kiện được hưởng chế độ thai sản bạn có đáp ứng được hay là không.

Giáo viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật hay là không?

Theo quy định tại Điều 15 đến Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nếu giáo viên là viên chức sinh con thứ 3 chính là việc vi phạm quy định của pháp luật về dân số và sẽ bị các hình thức xử phạt như sau:

  • Khiển trách: Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng;
  • Cảnh cáo: Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Cách chức: Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng; hoặc đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;
  • Buộc thôi việc: Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức mà tái phạm;

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP quy định về những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con như sau:

– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

– Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết được rằng:

  • Đối với giáo viên không phải viên chức: Khi bạn sinh con thứ 3, hoàn toàn sẽ không bị kỷ luật, do không thuộc đối tượng bị kỷ luật do vi phạm quy định của pháp luật về dân số.
  • Đối với giáo viên là viên chức:

+ Theo quy định của pháp luật nếu bạn sinh con thứ 3 thì hành vi trên của bạn đã cấu thành hành vi vi phạm quy định của pháp luật về dân số. Khi đó nếu hành vi trên thoả mãn đủ các điều kiện mà bài viết đã phân tích thì bạn sẽ có thể bị kỷ luật với các hình thức như: Khiển trách, cảnh cáo; cách chức; buộc thôi việc.

+ Tuy nhiên cũng theo quy định của pháp luật nếu việc sinh con thứ 3 của bạn rơi vào các trường hợp theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP quy định về những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con thì việc sinh con thứ 3 của bạn sẽ không phải là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về dân số. Khi đó bạn sẽ không bị bất kỳ một hình thức kỷ luật nào.

Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?″. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về cách tra số mã số thuế cá nhân; cách tra cứu doanh nghiệp bằng mã số thuế; cách tra cứu mã số thuế của hộ kinh doanh; của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Việc đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con trong điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như thế nào?

– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội khi giáo viên sinh con thứ 3?

– Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Tức:
Mức hưởng = 100% x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ x 06 tháng

Giáo viên sinh con thứ 3 được nghỉ thai sản bao lâu?

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.