Ép người khác từ chối di sản bị phạt tù tới 20 năm có phải vậy không?

28/09/2022
Ép người khác từ chối di sản bị phạt tù tới 20 năm có phải vậy không?
310
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc ép người khác từ chối di sản bị phạt tù tới 20 năm có phải vậy không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc từ chối di sản do người mất để lại là quyền của mỗi công dân Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay lại có nhiều người lợi dụng quy định này, ép người thân của mình phải từ chối nhận di sản thừa kế. Việc làm này không chỉ vi phạm về mặt đạo đức là nó còn là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay có thông tin cho rằng nếu ép người khác từ chối di sản bị phạt tù tới 20 năm. Vậy sự thật thông tin này như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc ép người khác từ chối di sản bị phạt tù tới 20 năm có phải vậy không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Di sản là gì?

Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản như sau:
– Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Quy định về những người được thừa kế di sản do người chết để lại

– Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế ở đây có thể là người thừa kế theo di chúc hoặc là người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

– Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Ngoài ra, còn có một trường hợp thừa kế đặt biệt, đó chính là thừa kế thế vị. Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thừa kế thế vị như sau:
– Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Từ chối di sản là gì?

Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc từ chối nhận di sản như sau:

– Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

– Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết được rằng, từ chối di sản là việc người thừa kế từ chối nhận phần di sản thừa kế do người mất để lại cho mình ( được phân chia theo di chúc hoặc theo pháp luật).

Ép người khác từ chối di sản bị phạt tù tới 20 năm có phải vậy không?
Ép người khác từ chối di sản bị phạt tù tới 20 năm có phải vậy không?

Ép người khác từ chối di sản bị phạt tù tới 20 năm có phải vậy không?

Ép người khác từ chối di sản không chỉ là hành vi vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức mà nó còn là hành vi vi phạm pháp luật. Tuỳ vào tính chất của hành vi ép người khác từ chối di sản mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về mặt hành chính: Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi:

– Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về mặt hình sự: Theo quy định của pháp luật nếu hành vi ép người khác từ chối di sản mà đủ yếu tố bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì hành vi ép người khác từ chối di sản sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản. Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

– Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

– Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy thông qua các quy định trên ta biết được, việc ép người khác từ chối nhận di sản có thể bị phạt tù lên tới 20 năm là thông tin hoàn toàn có thật nếu tổng giá trị di sản bị ép từ chối lên đến hơn 500 triệu đồng hoặc trong trường hợp chiến tranh, tình trạng khẩn cấp người phạm tội có hành vi ép người khác từ chối nhận di sản.

Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc Ép người khác từ chối di sản bị phạt tù tới 20 năm có phải vậy không?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Ép người khác từ chối di sản bị phạt tù tới 20 năm có phải vậy không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử; cách xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ; hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử; cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ từ chối nhận di sản do người mất để lại?

– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản (dự thảo).
 – Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
 – Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).
 – Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.
 – Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).
 – Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực).

Thủ tục từ chối nhận di sản do người mất để lại?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Bước 2:  Người từ chối nhận di sản tiến hành chứng thực văn bản ở UBND cấp xã.
 – Công chứng viên kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế.
 – Người từ chối nhận di sản thực hiện ký lên văn bản từ chối di sản thừa kế trước mặt công chứng viên, trường hợp văn bản có 02 trang thì phải ký đầy đủ cả 02 trang.
 – Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.
 – Cán bộ chứng thực thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản.
Trường hợp công chứng viên kiểm tra và nhận thấy hồ sơ bị thiếu thì yêu cầu người từ chối nhận di sản bổ sung hoặc hồ sơ không hợp lệ thì giải thích cho người từ chối nhận di sản về việc không thể chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.
 Bước 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế
 – Người từ chối nhận di sản thừa kế tiến hành đóng phí và thù lao công chứng là 20.000 đồng (theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC).
 – Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế.

Thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản do người mất để lại?

Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, UBND xã/phường/thị trấn có trách nhiệm chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.