Thủ tục xác định lại dân tộc năm 2021

09/09/2021
Thủ tục xác định lại dân tộc năm 2021
659
Views

Một cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha hoặc của mẹ; và được ghi vào Giấy khai sinh. Vậy nếu sau này muốn đổi sang dân tộc khác có được không? Thủ tục xác định lại dân tộc như thế nào? Qua bài viết, Luật sư 247 sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến vấn đề này!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Cá nhân được xác định lại dân tộc khi nào?

Cá nhân có quyền xác định lại dân tộc của mình. Cụ thể; cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ; hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ; mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ; hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ; mẹ đẻ của mình.

Lưu ý: Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi; hoặc gây chia rẽ; phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.

Thẩm quyền xác định lại dân tộc cho cá nhân

Luật hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền xác định lại dân tộc như sau:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc xác định lại dân tộc.

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây; hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc xác định lại dân tộc.

Xác định lại dân tộc trong trường hợp đặc biệt

  1. Trường hợp xác định lại dân tộc mà việc hộ tịch trước đây được đăng ký tại Sở Tư pháp; thì thẩm quyền giải quyết được xác định như sau;

Trường hợp người yêu cầu là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài; thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh thực hiện xác định lại dân tộc;

Sau khi thực hiện việc xác định lại dân tộc; Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Sở Tư pháp để ghi chú vào Sổ hộ tịch theo quy định.

2. Trường hợp người yêu cầu không còn bản chính giấy tờ hộ tịch; hoặc cơ quan đăng ký hộ tịch không còn lưu giữ được Sổ hộ tịch; thì cơ quan đăng ký hộ tịch vẫn tiếp nhận, giải quyết theo quy định.

Sau khi cấp Trích lục xác định lại dân tộc cho người yêu cầu; công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung xác định lại dân tộc vào mục Ghi chú của Sổ hộ tịch; hoặc mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch theo quy định.

Thủ tục xác định lại dân tộc

Để được thay đổi dân tộc khác, căn cứ vào Điều 28 Luật Hộ tịch 2014; bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

– Mẫu tờ khai

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc này: có thể là giấy khai sinh của bạn, CMND của bố, CMND của mẹ, sổ hộ khẩu gia đình,…

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên; bạn nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền như đã nêu ở tên. Trong trường hợp bạn không thể trực tiếp đi nộp thì có thể làm ủy quyền có công chứng; chứng thực hoặc nhờ bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em, ruột. Tuy nhiên, người đi nộp hộ phải chuẩn bị giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt với bạn.

Trong thời gian 03 ngày làm việc; nếu thấy yêu cầu của bạn là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật thì bạn sẽ được cấp trích lục xác định lại dân tộc. Nếu phải xác minh thì thời hạn kéo dài cũng không quá 03 ngày làm việc.

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về thủ tục xác định lại dân tộc năm 2021. Hi vọng, bài viết sẽ có ích với bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ; và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ: 0833 102 102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hướng dẫn thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh năm 2021

Hướng dẫn thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh năm 2021

Kết hôn trong phạm vi ba đời có vi phạm pháp luật không?

Thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú

Câu hỏi thường gặp

Cha mẹ muốn xác định lại dân tộc cho con dưới 18 tuổi có cần hỏi ý kiến con không?

Bộ luật dân sự 2015 quy định: Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.

Trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì mang dân tộc nào?

Trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc ra sao?

Trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc như thế nào?

Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận