Đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có được Nhà nước hỗ trợ không?

16/09/2022
Đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có được Nhà nước hỗ trợ không?
397
Views

Xin chào luật sư. Con gái tôi vừa vào lớp 1, nhà trường bảo rằng chúng tôi phải đóng bảo hiểm xã hội cho các con. Do đó tôi có thắc mắc rằng có bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế cho con không? Đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có được Nhà nước hỗ trợ không? Nếu phải đóng thì mức đóng như thế nào? Được hưởng những chế độ gì khi tham gia bảo hiểm? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Vấn đề tham gia bảo hiểm y tế luôn được nhà nước chú trọng, vận động nhân dân tham gia. Đây chính là một quỹ dùng để bảo vệ sức khỏe cho chính người dân. Pháp luật quy định một số đối tượng khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được nhà nước hỗ trợ một phần hoặc hoàn toàn số tiền đóng bảo hiểm y tế. Vậy học sinh, sinh viên có được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm không? Mức hỗ trợ như thế nào? Quyền lợi học sinh, sinh viên tham gia được hưởng? Để làm rõ vấn đề này cũng như giải đáp câu hỏi của bạn đọc ở trên, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên có được Nhà nước hỗ trợ không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

Đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có được Nhà nước hỗ trợ không?
Đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có được Nhà nước hỗ trợ không?

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

Học sinh, sinh viên là người đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đây thuộc các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế (trừ học sinh, sinh viên đã có thẻ Bảo hiểm y tế theo các nhóm khác) theo Khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 và sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.

Đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có được Nhà nước hỗ trợ không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, cụ thể như sau:

“1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.

3. Học sinh, sinh viên.

4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, theo Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như sau:

1. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:

a) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;

b) Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;

c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.

2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật bảo hiểm y tế (nếu có) xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.

Căn cứ vào các quy định trên thì học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế quy định tại Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Mức hỗ trợ với các đối tượng này là tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế.

Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm y tế với học sinh, sinh viên

Về mức đóng:

Mức đóng bảo hiểm y tế được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Theo đó:

Mức đóng hàng tháng với bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên bằng 4.5% mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Trong đó:

  • Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, tương đương = 20.115 đồng/tháng;
  • Cá nhân học sinh, sinh viên tự đóng 70% mức đóng, tương đương = 46.935 đồng/tháng.

 Phương thức đóng

Theo Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

a) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

Theo đó học sinh, sinh viên đóng phí tham gia bảo hiểm y tế theo phương thức 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.

Mức tiền đóng cụ thể tùy thuộc thời gian đăng ký tham gia. Nếu thời gian đăng ký tham gia 01 năm (12 tháng), số tiền thuộc phần trách nhiệm đóng của học sinh, sinh viên là 563.220 đồng.

Bắt đầu từ năm học 2021-2022, thực hiện thu bảo hiểm y tế theo năm tài chính, thẻ bảo hiểm y tế sẽ được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên có giá trị từ ngày 01/01 cho đến 31/12. Do đó, ngoài phương thức đóng 6 tháng, học sinh, sinh viên có thể đăng ký tham gia theo 2 phương thức sau:

  • Đăng ký tham gia 3 tháng (tháng 10-12/2021): số tiền mà học sinh, sinh viên phải đóng là 140.805 đồng.
  • Đăng ký tham gia 15 tháng (3 tháng năm 2021 và 12 tháng năm 2022) thì số tiền mà học sinh, sinh viên phải đóng là 704.025 đồng.

Quyền lợi khi học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Khi học sinh, sinh viên đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-Cp. Theo đó:

– Đúng tuyến và thực hiện đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, học sinh, sinh viên có thẻ bảo hiểm y tế thì được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh.

– Không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến mà thực hiện đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, học sinh, sinh viên được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi, mức hưởng và tỷ lệ hưởng như sau:

  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.

Không thực hiện đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các trường hợp:

  • Khám chữa bệnh ngoại trú được hưởng tối đa 0,15 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000 đồng x 0,15 = 223.500 đồng.
  • Khám chữa bệnh nội trú được hưởng tối đa 0,5 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000 đồng x 0,5 = 745.00 đồng.

Khi học sinh sinh viên đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho các trường hợp:

  • Khám chữa bệnh ngoại trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 0,15 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000 đồng x 0,15 = 223.500 đồng.
  • Khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 0,5 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000 đồng x 0,5 = 745.000 đồng.
  • Khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến tỉnh được hưởng tối đa 1 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000 đồng x 1,0 = 1.490.000 đồng.
  • Khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến Trung ương được hưởng tối đa 2,5 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000 đồng x 2,5 = 3.725.000 đồng.

Trường hợp cấp cứu, học sinh sinh viên được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định.

Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên

Theo Khoản 7 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thời hạn thẻ bảo hiểm y tế với học sinh, sinh viên có giá trị sử dụng:

Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:

a) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

– Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;

– Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.

b) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:

– Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;

– Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

Giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế tương ứng số tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định, trừ đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi.

Theo đó, giá trị sử dụng của bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tùy vào đối tượng cụ thể mà sẽ có thời hạn sử dụng như quy định ở trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có được Nhà nước hỗ trợ không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân online hoặc muốn tham khảo cách gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Khi nghỉ hè thì học sinh có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 13 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định:
– Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông
– Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Khi mua thẻ BHYT học sinh thường sẽ có giá trị sử dụng là 12 tháng (một số trường hợp thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến tháng 09 của năm). Như vậy, trong thời gian nghỉ hè thì thẻ bảo hiểm y tế vẫn có giá trị sử dụng, học sinh vẫn có thể tiến hành khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất có được hưởng bảo hiểm?

Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó. Do đó trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm vẫn được sử dụng khi mang theo các giấy tờ quy định trên.

Khám chữa bệnh không đúng tuyến khi cấp cứu thì học sinh có dùng thẻ bảo hiểm y tế được không không?

Theo Khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.”
Do đó học sinh, sinh viên có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào dù không đăng ký tại cơ sở đó trong trường hợp cấp cứu và được hưởng chế độ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Comments are closed.