Mức phạt mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng năm 2022 là bao nhiêu?

16/09/2022
Mức phạt mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng năm 2022 là bao nhiêu?
433
Views

Xin chào Luật sư 247. Tuần trước khi giao dịch tại ngân hàng, tôi có thấy hai người đang thực hiện mua bán thẻ ngân hàng. Tôi có thắc mắc rằng, việc mua bán tài khoản ngân hàng này có bị xử phạt hành chính không? Mức phạt mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng hiện nay là bao nhiêu? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5, Khoản 9, Khoản 10 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP về xử lý hành vi vi phạm quy định về hoạt động thanh toán, như sau:

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 01 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Làm giả chứng từ thanh toán khi cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm b khoản 5 và điểm c, d khoản 6 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này;

b) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c, d khoản 6, điểm c khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều này;

c) Đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng đối với hành vi vi phạm tại điểm đ khoản 6 Điều này.

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền, theo đó:

a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;

b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;

Mức phạt mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng
Mức phạt mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;

d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.

Theo quy định trên, khi có hành vi vi phạm thì cá nhân có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng và còn bị buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Đối với tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi từ 80.000.000 đến 100.000.000 đồng.

Mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 291 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về xử lý tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, như sau:

1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, tùy theo số lượng tài khoản và số tiền thu lợi bất chính từ việc mua bán tài khoản mà người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người khó khăn trong nhận thức có được trực tiếp mở tài khoản ngân hàng không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN) về đối tượng mở tài khoản ngân hàng như sau:

a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

Theo đó, người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì phải mở tài khoản tại ngân hàng thông qua người giám hộ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Mức phạt mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng năm 2022 là bao nhiêu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: thủ tục cấp Giấy phép sàn thương mại điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mặt khách quan của tội mua bán trái phép tài khoản ngân hàng là gì?

Về mặt khách quan: Thực hiện hành vi mua bán trái phép thông tin về tài khoản của người khác. Hành vi này biểu hiện rõ ở việc trao đổi; thỏa thuận với nhau về các thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác bằng nhiều hình thức; phương tiện khác nhau nhằm thu lợi bất chính.

Khi mở tài khoản ngân hàng mang lại những lợi ích gì?

An toàn: Đây là tiện ích quan trọng nhất khi bạn gửi tiền vào tài khoản ngân hàng.
Sinh lời: Khách hàng có thể giữ tiền ở nhà, nhưng sẽ không thể sinh lời khi gửi tại ngân hàng.
Linh hoạt: Linh hoạt rút tiền, chuyển tiền, nhận tiền vào bất kỳ lúc nào bạn muốn.
Thanh toán không dùng tiền mặt: Nhanh gọn, trả hóa đơn thông qua Internet banking (sử dụng không cần thẻ).

Pháp luật quy định về tài khoản ngân hàng như thế nào?

Pháp luật hiện hành không có quy định về khái niệm “tài khoản ngân hàng”, tuy nhiên tại khoản 22 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi bổ sung năm 2017) có nhắc đến cụm từ “tài khoản thanh toán” như sau:
Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng”.
Do đó, có thể hiểu “tài khoản ngân hàng” là một dạng tài sản của ngân hàng cung cấp cho khách hàng để thực hiện các giao dịch tiền tệ như: chuyển tiền, nhận tiền, rút tiền, gửi tiết kiệm, thanh toán,…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.