Khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản trong cơ chế tạm quản theo công ước istanbul như thế nào?

15/09/2022
Khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản trong cơ chế tạm quản theo công ước istanbul như thế nào?
339
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản trong cơ chế tạm quản theo công ước istanbul như thế nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để tuân thủ cơ chế tạm quản theo công ước Istanbul, Việt Nam đã cho ban hành các Nghị định hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul. Vậy khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản trong cơ chế tạm quản theo công ước istanbul như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản trong cơ chế tạm quản theo công ước istanbul như thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Quy định về hàng hoá tạm quản theo công ước istanbul

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về hàng hóa tạm quản như sau:

– Các hàng hóa sau đây được tạm quản:

  • Hàng hóa để trưng bày tại sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này;
  • Hàng hóa sử dụng tại sự kiện bao gồm: hàng hóa cần thiết cho mục đích giới thiệu máy móc nước ngoài hoặc thiết bị trưng bày; vật liệu xây dựng và trang trí, kể cả thiết bị điện cho gian hàng, quầy hàng; vật liệu quảng cáo và trưng bày để giới thiệu hàng hóa;
  • Trang thiết bị bao gồm thiết bị phiên dịch, thiết bị ghi âm thanh và hình ảnh, phim mang tính giáo dục, khoa học và văn hóa sử dụng tại sự kiện.

– Hàng hóa tạm quản theo quy định tại Nghị định này trong thời gian tham gia các sự kiện không được sử dụng cho mục đích khác. Khi kết thúc sự kiện, hàng hóa tạm quản phải được tái xuất, tái nhập hoặc thực hiện các thủ tục chuyên tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật.

Hàng hóa tạm quản chỉ được phép sử dụng tại các sự kiện ở Việt Nam sau khi hoàn thành thủ tục tạm nhập theo quy định tại Điều 15 Nghị định 64/2020/NĐ-CP.

Khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản trong cơ chế tạm quản theo công ước istanbul như thế nào?
Khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản trong cơ chế tạm quản theo công ước istanbul như thế nào?

Khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản trong cơ chế tạm quản theo công ước istanbul như thế nào?

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản như sau:

– Cơ quan bảo đảm tại Việt Nam là VCCI.

– Khoản bảo đảm để cấp sổ ATA do VCCI xác định theo mức 110% tổng số tiền thuế nhập khẩu và các khoản thuế khác cao nhất của quốc gia có hàng hóa tạm quản đi qua.

Trường hợp khoản bảo đảm không đủ để trả thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) của hàng hóa tạm quản thì chủ sổ ATA có nghĩa vụ phải trả bổ sung các khoản còn thiếu cho VCCI.

– Đối với hàng hóa tạm xuất từ Việt Nam thì đồng tiền bảo đảm là đồng Việt Nam. Các trường hợp khác thì đồng tiền bảo đảm thực hiện theo quy định của nước đi.

– Đồng tiền nộp thuế đối với các khoản thuế phát sinh tại Việt Nam là đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

– Trị giá tính thuế nhập khẩu tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

– Cách tính thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

– Chủ sổ thực hiện bảo đảm bằng thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc nộp tiền bảo đảm cho VCCI trước khi được cấp sổ ATA.

– Thời hạn bảo đảm tối đa là 33 tháng kể từ ngày cấp sổ ATA.

– Trường hợp cơ quan bảo đảm hoặc chủ sổ chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định thì phải nộp tiền chậm nộp. Việc tính tiền chậm nộp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Quá thời hạn nộp thuế theo quy định mà cơ quan bảo đảm hoặc chủ sổ ATA chưa nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) vào ngân sách nhà nước thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định.

Thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo công ước istanbul như thế nào?

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo đảm như sau:

– Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này, chủ sổ ATA không nộp chứng từ chứng minh đã kết thúc tạm quản hàng hóa quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa thông báo tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế cho VCCI để yêu cầu cơ quan bảo đảm của quốc gia hàng đi thanh toán; việc xác định tiền chậm nộp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
  • Kết thúc thời hạn 06 tháng kể từ ngày VCCI yêu cầu mà cơ quan bảo đảm của quốc gia hàng đi không cung cấp chứng từ chứng minh đã kết thúc tạm quản hàng hóa quy định tại Điều 7 Nghị định này cho VCCI, cơ quan bảo đảm của quốc gia hàng đi thanh toán tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) cho VCCI.

+ VCCI nộp tiền cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khoản tiền từ cơ quan bảo đảm của quốc gia hàng đi.

+ Trường hợp cơ quan bảo đảm của quốc gia hàng đi không thanh toán hoặc thanh toán không đủ tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có), VCCI thông báo cho Liên đoàn các phòng Thương mại Thế giới (WCF) để thu hồi đủ số tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có);

  • Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày thanh toán tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có), nếu cơ quan bảo đảm của quốc gia hàng đi hoặc chủ sổ ATA xuất trình chứng từ chứng minh đã kết thúc tạm quản hàng hóa quy định tại Điều 7 Nghị định này thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập có trách nhiệm kiểm tra hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra thông tin, nếu có đủ cơ sở xác định hàng hóa đã kết thúc tạm quản thì thực hiện hoàn lại số tiền mà cơ quan bảo đảm quốc gia hàng đi đã nộp cho VCCI để chuyển trả cơ quan bảo đảm của quốc gia hàng đi. Việc hoàn trả tiền thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý thuế về xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền nộp thừa.

– Đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập:

  • Trường hợp hết thời hạn tạm xuất tái nhập quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này, chủ sổ ATA không tái nhập hàng hóa, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất thực hiện xử lý vi phạm theo quy định pháp luật và thực hiện ấn định thuế nếu có;
  • Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày cơ quan bảo đảm của quốc gia hàng đến thông báo cho VCCI thanh toán tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có), VCCI yêu cầu chủ sổ ATA cung cấp chứng từ chứng minh đã kết thúc tạm quản hàng hóa quy định tại Điều 7 Nghị định này. Trường hợp chủ sổ không cung cấp chứng từ chứng minh đã kết thúc tạm quản hàng hóa quy định tại Điều 7 Nghị định này, VCCI thực hiện thanh toán tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) từ khoản bảo đảm cấp sổ ATA của chủ sổ ATA cho cơ quan bảo đảm của quốc gia hàng đến;
  • Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày VCCI thanh toán tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) cho cơ quan bảo đảm của quốc gia hàng đến, chủ sổ ATA xuất trình chứng từ chứng minh đã kết thúc tạm quản hàng hóa quy định tại Điều 7 Nghị định này, VCCI yêu cầu cơ quan bảo đảm của quốc gia hàng đến hoàn lại số tiền VCCI đã nộp và thực hiện giải chấp khoản bảo đảm cho chủ sổ ATA (nếu có) .

– Sau 12 tháng kể từ ngày sổ ATA hết hạn, cơ quan bảo đảm nước cấp sổ ATA không phải thanh toán bất kỳ tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) nếu không có yêu cầu của cơ quan bảo đảm nơi phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện việc hoàn thành thủ tục tái xuất khỏi quốc gia hàng đến, tái nhập về Việt Nam không đúng quy định hoặc do thông tin gian lận, VCCI có trách nhiệm thanh toán tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) từ khoản bảo đảm cấp sổ ATA của chủ sổ cho cơ quan hải quan của quốc gia hàng đến.

Các trường hợp kết thúc tạm quản theo công ước istanbul

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp kết thúc tạm quản như sau:

– Hàng hóa tạm quản đã hoàn thành thủ tục tái xuất (bao gồm trường hợp hoàn thành thủ tục tái xuất gửi kho ngoại quan, đưa vào khu phi thuế quan), tái nhập, bằng chứng tái nhập, tái xuất:

  • Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất là cuống được cơ quan hải quan Việt Nam xác nhận, đóng dấu và cuống phiếu tái xuất hoặc tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa tái xuất bằng tờ khai hải quan giấy;
  • Đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập là cuống và cuống phiếu tái nhập đã được cơ quan hải quan Việt Nam xác nhận, đóng dấu hoặc tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa tái nhập bằng tờ khai hải quan giấy.

– Hàng hóa tạm quản không tái xuất hoặc tái nhập đã hoàn thành thủ tục thay đổi mục đích sử dụng (bao gồm cho, biếu, tặng), chuyên tiêu thụ nội địa.

– Hàng hóa tiêu hủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, hàng hóa bị hỏng, phá hỏng, hư hại nặng, mất mát toàn bộ do tai nạn hoặc rủi ro bất khả kháng được cơ quan chức năng xác nhận và đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.

– Hàng hóa tạm quản bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu theo quy định của pháp luật nước tạm quản.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản trong cơ chế tạm quản theo công ước istanbul như thế nào?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ;cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, lập hóa đơn điện tử; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giải chấp khoản bảo đảm theo công ước istanbul như thế nào?

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn trả sổ ATA đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, VCCI giải chấp khoản bảo đảm cho chủ sổ.
– Trường hợp sổ ATA bị mất, rách nát hoặc bị phá hủy thì khoản bảo đảm chỉ được giải chấp sau 21 tháng kể từ ngày sổ ATA hết hạn.

Miễn thuế đối với hàng hóa tạm quản theo công ước istanbul như thế nào?

– Hàng hóa tạm quản theo quy định tại Nghị định này khi tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập trong thời hạn tạm quản quy định tại Điều 6 Nghị định này được miễn thuế, không chịu thuế theo Công ước Istanbul để tham dự các sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
Hàng hóa tạm quản theo quy định tại Nghị định này hết thời hạn tạm quản không tái nhập phải kê khai nộp đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng xuất khẩu.
– Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ sổ ATA để thực hiện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, không thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế.

 Điều kiện áp dụng tạm quản theo công ước istanbul như thế nào?

– Hàng hóa tạm quản phải tuân thủ các chính sách về quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập của pháp luật.
– Hàng hóa tạm quản phải phù hợp với mục đích tổ chức, tham gia sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này và được nhận diện bằng số seri hoặc đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng.
– Người khai hải quan sử dụng sổ ATA còn hiệu lực theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và được cấp bởi cơ quan cấp sổ ATA để thực hiện thủ tục hải quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.