Người dân có thể làm sổ đỏ mà không cần Chứng minh nhân dân không?

02/09/2021
nguoi-dan-co-the-lam-so-do-ma-khong-can-chung-minh-nhan-dan-khong
782
Views

Chào luật sư. Cách đây vài tháng tôi có đi Hà Nội công tác và để quên căn cước công dân ở đó. Do dịnh bệnh nên tôi hiện tại đang ở quê; không thể đến Hà Nội để lấy căn cước công dân được; và cũng không giữ bản sao.Bây giờ, tôi có mua một mảnh đất ở quê và chuẩn bị đi làm sổ đỏ. Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có thể làm sổ đỏ mà không cần Chứng minh nhân dân không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013

Luật căn cước công dân 2014

Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT

Thông tư 59/2021/TT-BCA

Nội dung tư vấn

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ thông dụng, được người dân gọi để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 16 điều 3 Luật đất đai 2013:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất.

Quy định về Giấy chứng minh nhân dân và Căn cước công dân.

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng, và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cước công dân có giá trị tương đương với Giấy chứng minh nhân dân.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014 thì căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của pháp luật. Trước kia, một số tỉnh thành đã triển khai đổi thẻ căn cước cho người dân nhưng là loại không có chíp. Từ năm 2021, Bộ Công an đã chủ trương đổi thẻ Căn cước công dân có gắn chíp cho người dân.

Người dân có thể làm sổ đỏ mà không cần chứng minh nhân dân không?

Theo quy định tại khoản 5 điều 11 Thông tư 09/2015/TT-BTNMT (có hiệu lực từ ngày 01/09/2021):

Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được vận hành và kết nối với dữ liệu lĩnh vực đất đai sẽ có nhiều điểm thuận lợi hơn với người dân.

Theo đó khi người dân nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai; tài sản gắn liền với đất; cấp sổ đỏ mà có yêu cầu thành phần là: bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh nhân thân, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Do đó, người dân sẽ không bị yêu cầu nộp các giấy tờ này để chứng minh nhân thân.

Ưu điểm của quy định làm sổ đỏ mà không cần Giấy chứng minh nhân dân

  • Thứ nhất, quy định mới này phù hợp với chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính.
  • Thứ hai, tạo điều kiện cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính. Khi cơ sở dữ liệu được vận hành, việc tra cứu thông tin dễ dàng; nhanh chóng; thuận tiện; Điều này giúp người dân không cần mang theo nhiều loại giấy tờ khi đi làm các thủ tục. Thay vào đó sử dụng dữ liệu trong hệ thống Cơ sở dữ liệu điện tử.
  • Thứ ba, quy định này giúp các cơ quan có thẩm quyền giảm bớt gánh nặng lưu trữ giấy tờ; hồ sơ.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Người dân có thể làm sổ đỏ mà không cần Chứng minh nhân dân không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có thể làm căn cước công dân gắn chíp ở đâu?

Theo Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA (có hiệu lực ngày 01/07/2021) quy định như sau:
“Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.”
Điều 13 Thông tư này tiếp tục khẳng định:
“Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.”
Như vậy, từ ngày 01/07/2021, công dân có thể yêu cầu cấp Căn cước công dân tại nơi thường trú hoặc tạm trú.

Kinh phí bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được thể hiện ở đâu?

Khoản 3 Điều 8 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định: Tổ chức; hộ gia đình; cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở khi Nhà nước thu hồi mà diện tích đất còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng theo quy định của UBND cấp tỉnh và người sử dụng có đơn đề nghị thu hồi phần diện tích đó thì Nhà nước xem xét, quyết định thu hồi.
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với phần diện tích đất còn lại phải được thể hiện trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và được tính vào kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đầu tư.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận