Bạn đang thắc mắc không biết Trung tâm trợ giúp pháp lý là gì? Bạn băn khoăn không biết vị trí pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như thế nào? Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về Tổ chức bộ máy của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Trợ giúp pháp lý là gì?
Điều 2 Luật trợ giúp pháp lý 2017 giải thích: Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
Sở Tư pháp công bố danh sách các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là gì?
Điều 11 Luật trợ giúp pháp lý quy định, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có Chi nhánh. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Vị trí pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.
Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
Trung tâm TGPL có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Thực hiện trợ giúp pháp lý;
– Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
– Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;
– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;
– Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật TGPL;
– Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu.
Về cơ bản, nhiệm vụ của Trung tâm kế thừa quy định của Luật TGPL năm 2006. Đồng thời, bổ sung 02 nhiệm vụ mới là: (1) truyền thông về trợ giúp pháp lý; (2) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu; sửa đổi nhiệm vụ “kiến nghị những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật” thành “Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý” phù hợp với tính chất đặc thù trong kiến nghị liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của Trung tâm, việc kiến nghị các vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật là vấn đề rộng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có thể thực hiện được. Ngoài ra, nhiệm vụ “giải quyết tranh chấp trong trợ giúp pháp lý” không được tiếp tục quy định.
Tổ chức bộ máy của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
Về cơ cấu tổ chức:
Theo quy định hiện nay Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giám đốc, Phó Giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý, viên chức và người lao động khác. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là Trợ giúp viên pháp lý (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý). Trung tâm có thể có các bộ phận chuyên môn thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 3 Điều 3 Nghị định 144/2017/NĐ-CP). Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có Chi nhánh. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (khoản 2 Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017)
Về số lượng người làm việc:
Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 144/NĐ-CP quy định Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, yêu cầu của công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương và theo đề xuất của Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng người làm việc của Trung tâm.
Thực hiện các quy định nêu trên, 63 Trung tâm TGPL thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy, kiện toàn đội ngũ người thực hiện TGPL. 32 Trung tâm trợ giúp pháp lý có Chi nhánh (105 chi nhánh). Trước đây, hầu hết các Trung tâm trợ giúp pháp lý đều thành lập Chi nhánh, tuy nhiên, thực hiện Luật TGPL năm 2017, các địa phương đã rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh cũng như căn cứ nguồn lực hiệu có để giải thể, sáp nhập Chi nhánh để bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn lực. Các chi nhánh hiệu nay đều hoạt động thực chất, có hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, thực hiện vụ việc và phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan tại địa bàn Chi nhánh phụ trách trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hầu hết các Trung tâm đểu thành lập các phòng chuyên môn. Một số ít Trung tâm không thành lập phòng (Bình Thuận, Đắc Nông, Kon Tum, Hậu Giang).
Về cơ cấu lãnh đạo Trung tâm, hiện cả nước có 56 Giám đốc Trung tâm, 07 Phó Giám đốc phụ trách và 75 Phó Giám đốc.
Song song với việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy, các Trung tâm cũng tích cực thực hiện công tác kiện toàn đội ngũ người thực hiện TGPL, theo đó tổng số biên chế được giao cho các Trung tâm tính đến thời điểm 31/10/2021 là: 1.377 người; số lượng người làm việc hiện có là: 1.237 người, trong đó có 669 Trợ giúp viên pháp lý (chiếm 54,08% trong tổng biên chế hiện có). Đôi ngũ trợ giúp viên pháp lý được quan tâm phát triển, số lượng tăng theo các năm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Huỷ hoại giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch bị xử lý như thế nào?
- Huỷ hoại giấy tờ về quốc tịch bị xử lý như thế nào?
- Xe tang có quyền vượt qua không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Trung tâm trợ giúp pháp lý là gì”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục trích lục khai tử online, tìm hiểu về dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Thực hiện trợ giúp pháp lý;
– Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
– Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;
– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;
– Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này;
– Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu.
Trợ giúp viên pháp lý có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được đề nghị bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm:
a) Có ít nhất 03 năm là Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẩm phán hoặc kiểm sát viên, điều tra viên trung cấp trở lên hoặc có 05 năm làm công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý trong ngành Tư pháp;
b) Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập Chi nhánh phải căn cứ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Trợ giúp pháp lý và dựa vào nhu cầu trợ giúp pháp lý dài hạn của người dân tại nơi dự kiến thành lập; phải có Trợ giúp viên pháp lý làm việc thường xuyên, có cơ sở vật chất, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
Các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Trợ giúp pháp lý là địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ.
Huyện có giao thông không thuận tiện đến Trung tâm quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Trợ giúp pháp lý là huyện nằm cách xa Trung tâm và không đạt tiêu chí giao thông theo hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới của cơ quan có thẩm quyền.