Theo quy định cầm xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?

22/08/2022
Theo quy định cầm xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?
462
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Hoàng Văn C, tôi có một người bạn mở tiệm cầm đồ, vừa rồi tôi có nghe kể về việc cầm xe máy để đổi lấy tiền từ một số thanh niên ở cửa hàng bạn tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi về việc cầm xe không chính chủ có bị phạt hay không và bị phạt bao nhiêu tiền?. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Theo quy định cầm xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Những quy định liên quan đến lỗi xe không chính chủ hiện nay

Vào 16/6/2020 Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định về các trình tự, thủ tục cấp, thu hồi đăng ký, biển số các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Những phương tiện này bao gồm: Xe ô tô; xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự. Theo đó, tại khoản 3 Điều 26 trong Thông tư của Bộ Công an nêu rõ: Các loại xe đã chuyển quyền sở hữu cho nhiều người, tuy nhiên lại thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết để tiến hành đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này đến hết ngày 31/12/2021.

Sau ngày 31/12/2021, bạn sẽ không thể điều khiển các phương tiện giao thông không chính chủ thông qua hình thức mua xe bằng cách tiệm cầm đồ hay mua xe bằng giấy tay, các hợp đồng mua bán, tặng hoặc thừa kế không hợp pháp… mà chỉ có giấy chứng nhận đã đăng ký xe sang tên cho chính chủ.

Nếu chủ xe không chịu thực hiện sang tên xe theo đúng thời hạn mà Thông tư của Bộ Công an yêu cầu thì từ 1/1/2022, dù cho bạn có giấy đăng ký xe, có biển số xe thì những loại xe đã quy định không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu vẫn không được giải quyết sang tên. Đồng thời, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính do lỗi xe không chính chủ. 

Dưới đây là một số mức phạt cụ thể khi cầm xe không chính chủ:

Mức phạt của từng loại xe cụ thể như sau:

– Đối với cá nhân điều khiển các loại xe gắn máy, xe mô tô hay các loại xe tương tự như xe gắn máy, xe mô tô: Phạt từ 400.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ.

– Đối với tổ chức điều khiển xe gắn máy, xe mô tô cũng như các loại xe tương tự: Phạt từ 800.000 VNĐ đến 1.200.000 VNĐ.

– Đối với cá nhân điều khiển các loại xe ô tô, xe đầu kéo hay các loại xe tương tự: Phạt từ 2.000.000 VNĐ đến 4.000.000 VNĐ.

– Đối với tổ chức điều khiển xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự: Phạt từ 4.000.000 VNĐ đến 8.000.000 VNĐ.

Theo quy định cầm xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định cầm xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?

Cầm xe không chính chủ sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 292 của Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rõ ràng về việc Cầm cố tài sản. Nó là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của công dân. 

Theo Điều 309 của BLDS có quy định rằng việc Cầm cố tài sản là việc một bên (hay còn gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của bản thân mình cho bên còn lại ( hay còn gọi bên nhận cầm cố) nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Việc cầm cố tài sản chỉ thực hiện được khi nào bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố. Song, trong trường hợp bạn cầm cố xe cho cửa hàng cầm đồ, mà xe này là tài sản không chính chủ (không có giấy tờ xe). Do đó, việc cầm cố xe không chính chủ là vi phạm quy định của pháp luật. Nếu chủ cửa hiệu cầm đồ tài sản đồng ý nhận cầm xe mà không có bất cứ giấy tờ nào thì cũng đồng nghĩa rằng chủ cửa hiệu đã vi phạm quy định của pháp luật.  

Người đăng ký xe có cơ sở để đòi lại tài sản trong trường hợp người không chính chủ đi cầm cố xe của mình. Nó đúng với quy định tại Điều 166 BLDS 2015. Chủ sở hữu hay chủ thể của tài sản (ở đây là xe) có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu hoặc người sử dụng tài sản. Trong khi đó, những người được lợi về tài sản sẽ không có căn cứ pháp luật. Nếu bạn là chủ xe đang bị một đối tượng khác không phải chính chủ cầm cố thì hãy ngay lập tức mang Giấy đăng ký xe đến để chứng minh quyền sở hữu đối với chiếc xe và trình bày lên cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Cơ quan Công an sẽ điều tra và lấy lại chiếc xe đã bị đối tượng khác cầm cố đem về cho bạn.

Đối với những người không phải chính chủ nhưng lại đem xe đi cầm đã có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Đối tượng này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định căn cứ Điều 175 BLHS 2015 có thể bị phạt hành chính từ 4.000.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ hoặc phạt tù tùy theo mức độ phạm tội.

Đối với chủ cửa hàng chấp nhận cầm cố xe không chính chủ, có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ hoặc phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù giam

Điều khiển xe không chính chủ có bị phạt không?

Căn cứ tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008, quy định cụ thể như sau:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo quy định trên, khi tham gia giao thông bạn bắt buộc phải mang theo Giấy phép lái xe của bạn, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe và Đăng ký xe. Như vậy pháp luật không bắt buộc khi người điều khiển xe phải điều khiển xe chính chủ. 

Bên cạnh đó trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không có quy định xử phạt hành vi tham gia giao thông bằng xe không chính chủ nên việc bạn mượn xe và đăng ký xe của người khác để tham gia giao thông sẽ không bị xử phạt.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Theo quy định cầm xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: nhận công chứng tại nhà, điều kiện cấp phép bay flycam, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Lỗi không sang tên xe theo quy định bị phạt bao nhiêu?

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô:
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Có được lấy lại giấy tờ xe bị bị công an giữ ?

Trong trường hợp này bạn không được coi là giấy tờ xe của mình đã mất và đi cấp lại được. Vì làm lại giấy tờ xe, Cơ quan chức năng Sở giao thông vận tải sẽ kiểm tra tính xác thực bằng lái của bạn, xác minh dữ liệu liên quan rằng bằng lái của bạn đang bị CSGT thu giữ. Nếu phát hiện giấy phép lái xe cũ của bạn đang bị cảnh sát giao thông tạm giữ mà bạn cố tình khai báo mất hoặc sử dụng hồ sơ lái xe giả, có hành vi cố tình gian dối khác… thì sẽ ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc”.
Vì vậy, Bạn chỉ cần trực tiếp đến Cơ quan Công an nơi bạn được kiểm tra giấy tờ như công dân tham gia giao thông bình thường với lý do bạn quên không lấy lại giấy tờ vào ngày bạn được CSGT kiểm tra giấy tờ.

Mua bán xe máy không chính chủ thì có được làm giấy tay?

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020 TT-BCA về giấy tờ của xe khi làm thủ tục đăng ký xe thì “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;”
Như vậy, theo quy định hiện hành, việc mua bán hay tặng cho xe máy cần phải được lập thành văn bản có công chứng tại Phòng công chứng/Văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.