Xin hỏi luật sư. Em trai tôi đã lỡ tay giết chồng tôi do anh ta thường xuyên đánh đập hành hành hạ tôi. Em tôi bị công án bắt về tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Vậy cho hỏi trường hợp của em tôi có được hưởng án treo không? Những điều kiện để được hưởng án treo là gì? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Án treo là một trong các biện pháp mà đa số người phạm tội nào cũng mong được tuyên án bởi họ sẽ không cần chấp hành án tù. Khác với hình phạt tù, án treo không cần phải ở các cơ sở giam giữ mà có thể về địa phương sinh sống làm việc và chịu sự quản lý, giám sát của chính quyền nơi cư trú. Tuy nhiên vì đặc thù của biện pháp này, để được xem xét áp dụng cần đảm bảo các điều kiện vô cùng chặt chẽ. Vậy cần đáp ứng điều kiện gì để người phạm tội được hưởng án treo? Cụ thể các điều kiện này như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Giết người trong trạng thái bị kích động mạnh có được hưởng án treo?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
- Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao
Án treo là gì?
Theo Điều 1, Nghị quyết số 02/2018 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.”
Như vậy, án treo là một biện pháp thay thế cho hình phạt tù khi có đủ những điều kiện nhất định và Tòa án xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được tòa án có thể miễn chấp hành tại trại giam mà có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền sở tại.
Thay vì hình phạt tù, người được hưởng án treo sẽ chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú trong thời gian thử thách.
Điều kiện để được hưởng án treo là gì?
Án treo là biện pháp đặc biệt vì người được hưởng án treo sẽ không phải chấp hành án phạt tù mang đến nhiều lợi thế hơn so với những người phạm tội khác. Do đó để được hưởng án treo thì người phạm tội cần đáp ứng các điều kiện chặt chẽ theo quy định pháp luật.
Theo Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 và Điều 2 Nghị quyết 02/2018, người phạm tội được hưởng án treo khi có đủ tất cả các điều kiện sau:
Bị xử phạt tù không quá 3 năm
Đây là căn cứ đầu tiên để Tòa án xác định có được hưởng án treo hay không. Không quá 3 năm ở đây là mức phạt tù mà đáng lẽ người đó phải chịu, không phụ thuộc vào loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trường hợp người bị xét xử cùng một lần về nhiều tội mà tổng hình phạt tù dưới 3 năm thì vẫn không được hưởng án treo trừ trường hợp người dưới 18 tuổi .
Có nhân thân tốt
Theo nghị quyết 02/2018, cụ thể là điều 2, Người phạm tội được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích; người bị kết án nhưng đã được xóa án tích; người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
Có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Người phạm tội phải có 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên, trong đó có ít nhất 1 tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS, và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự thì vẫn có thể được xem xét cho hưởng án treo.
Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù
Nếu Tòa án xét thấy người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì Tòa án sẽ xem xét cho họ hưởng án treo.
Không thuộc các trường hợp không được hưởng án treo
Theo Điều 3, Nghị quyết 02/2018, các trường hợp không được hưởng án treo là:
- Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối; côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt; có tính chất chuyên nghiệp; lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi; cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
- Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
- Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội; trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
- Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
- Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, để được hưởng án treo thì trước hết phải có đủ các điều kiện trên. Điều kiện này là căn cứ để Tòa án xem xét cho hưởng án treo. Nếu thiếu một trong các điều kiện trên thì người phạm tội sẽ không được hưởng án treo.
Được hưởng án treo khi giết người trong trạng thái bị kích động mạnh không?
Thế nào là hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?
Một người giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là khi họ không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường. Người phạm tội không còn khả năng kiềm chế bản thân và gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội xuất phát từ việc tinh thần bị kích động mạnh.
Theo Khoản 1 Điều 125 Bộ luật hình sự 2015 quy định Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:
“Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.“
Do đó Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi của một người không tự kiềm chế được mình trước hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với chính mình hoặc đối với người thân thích của mình nên đã giết chết nạn nhân.
Người bị kích động về tinh thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; họ không làm chủ được nhận thức và tinh thần của mình tuy nhiên chỉ trong chốc lát.
Nguyên nhân của việc giết người phải được xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Hành vi này bao gồm những hành vi vi phạm pháp luật hình sự xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội như xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự hoặc xâm phạm đến tài sản của người phạm tội.
Một người bị kích động mạnh về tinh thần ngoài trường hợp nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với chính bản thân họ, thì còn có cả trường hợp nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với những người thân thích của người thực hiện việc giết người.
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có được hưởng án treo?
Theo Điểm e Khoản 1 và Khoản 3 Điều 51 Bộ luật hình sự quy định về tình tiết giảm nhẹ như sau:
“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”
Theo đó mặc dù phạm tội trong trường hợp tinh thần vị kích động mạnh là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51. Nhưng do nó là dấu hiệu để định tội với trường hợp Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Điều 125 Bộ luật hình sự 2015. Do đó nó không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Do đó với trường hợp của bạn nếu không có các tình tiết giảm nhẹ khác đồng thời không đáp ứng được một trong các điều kiện quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 và Điều 2 Nghị quyết 02/2018 thì cũng không được xem xét cho hưởng án treo.
Vì vậy cần phải xem xét toàn thể tất cả các điều kiện để Tòa án có thể khẳng định một người có được hưởng án treo không.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Giết người trong trạng thái bị kích động mạnh có được hưởng án treo?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; hoặc muốn tham khảo mẫu hủy hóa đơn giấy cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi như xác nhận tình trạng độc thân, quyết toán thuế thu nhập cá nhân,…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án treo như thế nào?
- Có thể tiếp tục học trung học phổ thông khi đang hưởng án treo không?
- Có được hưởng án treo khi giết người trong trạng thái bị kích động mạnh?
Câu hỏi thường gặp
Án treo không phỉa là một hình phạt được quy định tại Bộ luật hình sự. An treo là một biện pháp thay thế cho hình phạt tù khi có đủ những điều kiện nhất định và Tòa án xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được tòa án có thể miễn chấp hành tại trại giam mà có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền sở tại.
Tòa án sẽ ấn định thời gian thử thách đối với án treo là từ 01 năm đến 05 năm. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.