Có được mắc lưới điện một chiều quanh hàng rào để chống trộm không?

16/08/2022
Có được mắc lưới điện một chiều quanh hàng rào để chống trộm không?
358
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc có được mắc lưới điện một chiều quanh hàng rào để chống trộm không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc sử dụng điện để bảo vệ sự an toàn cho gia đình trước những kẻ lạ mặt không phải là một điều quá xa lạ tại Việt Nam nhất là tại các vùng nông thôn. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật có được mắc lưới điện một chiều quanh hàng rào để chống trộm không?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc có được mắc lưới điện một chiều quanh hàng rào để chống trộm không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Điện Lực 2004 sđ bs 2012

Công văn 81/2002/TANDTC

Chính sách phát triển điện lực tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 4 Luật Điện Lực 2004 sđ bs 2012 quy định về chính sách phát triển điện lực tại Việt Nam như sau:

– Phát triển điện lực bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia.

– Ưu tiên phát triển điện phục vụ nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Xây dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực. Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.

– Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động điện lực, sử dụng điện nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường; khuyến khích nghiên cứu, phát triển, sản xuất và sử dụng thiết bị hiện đại phục vụ yêu cầu phát triển điện lực.

– Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để phát điện; có chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 46 Luật Điện Lực 2004 sđ bs 2012 quy định về quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện như sau:

– Khách hàng sử dụng điện có các quyền sau đây:

  • Được lựa chọn bên bán điện trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh;
  • Được cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã được thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện;
  • Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua bán điện và hướng dẫn về an toàn điện;
  • Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán;
  • Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của bên bán điện;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

– Khách hàng sử dụng điện có các nghĩa vụ sau đây:

  • Thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thỏa thuận khác trong hợp đồng mua bán điện;
  • Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định về quản lý nhu cầu sử dụng điện;
  • Kịp thời cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện khi nhận được thông báo của bên bán điện trong các trường hợp quy định tại Điều 27 của Luật này;
  • Thông báo cho bên bán điện biết trước năm ngày khi có nhu cầu tạm ngừng sử dụng điện, trước mười lăm ngày khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện;
  • Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản;
  • Tạo điều kiện để bên bán điện kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng;
  • Bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện;
  • Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên bán điện theo quy định của pháp luật;
  • Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Có được mắc lưới điện một chiều quanh hàng rào để chống trộm không?
Có được mắc lưới điện một chiều quanh hàng rào để chống trộm không?

Có được mắc lưới điện một chiều quanh hàng rào để chống trộm không?

Có được mắc lưới điện một chiều quanh hàng rào để chống trộm không? Theo quy định tại Điều 7 Luật Điện Lực 2004 sđ bs 2012 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:

  • Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
  • Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
  • Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
  • Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
  • Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
  • Trộm cắp điện.
  • Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật Điện Lực 2004.
  • Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
  • Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
  • Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.

Theo quy định tại Điều 59 Luật Điện Lực 2004 quy định về việc sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp như sau:

  • Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.
  • Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.
  • Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình quy định khu vực được phép sử dụng hàng rào điện.
  • Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định tiêu chuẩn và điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp

Như vậy dựa theo quy định trên ta biết được không được mắc lưới điện một chiều quanh hàng rào để chống trộm.

Mắc lưới điện để chống trộm làm chết người thì bị phạt thế nào?

Theo Công văn 81/2002/TANDTC trả lời cho câu hỏi về hướng dẫn đối với các trường hợp sử dụng điện trái phép làm chết người như sau:

Để xét xử đúng tội cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Về nguyên tắc chung, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:

  • Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.
  • Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:

+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.

+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra…, nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Có được mắc lưới điện một chiều quanh hàng rào để chống trộm không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; đóng mã số thuế doanh nghiệp; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực tại Việt Nam như thế nào?

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị điện lực trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn nhân dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về điện lực.
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về điện lực.

Sử dụng đất cho các công trình điện lực tại Việt Nam như thế nào?

– Căn cứ quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình điện lực.
– Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình điện lực phải xác định rõ diện tích đất cần sử dụng và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.
– Sau khi dự án đầu tư điện lực đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất để chủ đầu tư thực hiện dự án.
– Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư dự án điện lực lập và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản; bảo vệ diện tích đất dành cho dự án và hành lang an toàn của công trình điện lực.

Quy định về tiết kiệm trong phát điện như thế nào?

– Đơn vị phát điện có trách nhiệm lựa chọn công nghệ phát điện tiên tiến, có hiệu suất cao và thực hiện phương thức vận hành tối ưu thiết bị phát điện để tiết kiệm nhiên liệu và các nguồn năng lượng dùng phát điện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
– Hệ thống điện tự dùng trong nhà máy phát điện phải được thiết kế, lắp đặt hợp lý và phải bố trí sử dụng trong quá trình vận hành phù hợp với yêu cầu tiết kiệm điện tự dùng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.