Những trường hợp bị truất quyền thừa kế theo quy định?

11/08/2022
Những trường hợp bị truất quyền thừa kế theo quy định?
478
Views

Chào Luật sư, tôi có 3 anh em. Hiện nay cha tôi vừa mới mất. Trước đây cha tôi có lập di chúc để lại tài sản cho 3 anh em. Trong lúc cha tôi già yếu có ở chung với em út. Em của tôi không chỉ không chăm sóc còn ngược đãi cha tôi. Tôi thấy vậy nên đã đón cha tôi về sống cùng. Không được bao lâu thì cha tôi mất. Nay em tôi muốn dựa vào di chúc để đòi nhà đất bán tiền đi đánh bài bạc. Tôi có thể truất quyền thừa kế của em tôi được hay không? Những trường hợp bị truất quyền thừa kế theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Truất quyền thừa kế là gì?

– Căn cứ Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, và tài sản thừa kế để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015

+ Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định

+ Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Truất quyền Thông thường có thể hiểu có nghĩa là không cho hưởng cái quyền đáng được hưởng. Truất quyền thừa kế có thể hiểu là không cho hưởng quyền thừa kế theo quy định. Nếu không có việc truất quyền này thì đương nhiên người đó sẽ được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Theo đó tại  Điều 648 Bộ luật dân sự có quy định người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế và Người bị truất quyền hưởng di sản sẽ không được thừa kế dù họ có đầy đủ các điều kiện để hưởng di sản theo pháp luật.

Những trường hợp bị truất quyền thừa kế theo quy định?
Những trường hợp bị truất quyền thừa kế theo quy định?

Truất quyền hưởng di sản được hiểu như thế nào?

Pháp luật luôn tôn trọng quyền quyết định của người lập di chúc, cho phép họ chỉ định người khác không phụ thuộc vào các mối quan hệ đối với người lập di chúc hoặc có thể lập di chúc cho cơ quan, tổ chức hưởng di sản. Ngoài ra quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật (như: cha, mẹ vợ, chồng, con anh, chị, em ruột,…) mà không bắt buộc phải nêu lí do. Người để lại di chúc có quyền truất quyền thừa kế của bất cứ người thừa kế nào mà không cần phải thông qua một thủ tục pháp lý tại bất kỳ cơ quan nào.Việc truất quyền thừa kế có thể ghi rõ trong di chúc là truất quyền thừa kế hoặc không cho hưởng di sản.

Cần phân biệt người bị truất quyền thừa kế và người thừa kế không được chỉ định trong di chúc. Khi bị truất quyền thừa kế, thì người thừa kế không còn quyền hưởng di sản theo di chúc và theo pháp luật, nghĩa là không được hưởng di sản của người để lại thừa kế. Trường hợp do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà người lập di chúc chỉ định người khác hưởng di sản, thì người thừa kế theo pháp luật là người không được chỉ định trong di chúc. Nếu di chúc không có hiệu lực hoặc vô hiệu thì người thừa kế theo pháp luật sẽ được hưởng di sản đó.

Trong một số trường hợp, pháp luật quy định quyền của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, các đối tượng được thừa kế tài sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Điều 669 BLDS những đối tượng thuộc Điều 669 BLDS là cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên không có khả năng lao động vẫn sẽ được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Quy định này của pháp luật là nhằm bảo vệ quyền lợi của những người có quan hệ gần gũi, huyết thống với người để lại di sản, dù bị truất quyền họ vẫn đáng được hưởng một phần di sản do người chết để lại.

Những trường hợp bị truất quyền thừa kế theo quy định?

Đối với Các trường hợp bị truất quyền thừa kế thường thuộc một trong hai trường hợp là truất quyền thừa kế theo di chúc và truất quyền thừa kế theo pháp luật. Sau đây là quy định chi tiết của mỗi trường hợp theo quy định của pháp luật

– Đối với Trường hợp bị người lập di chúc truất quyền thừa kế như sau:  Nguyên nhân bị truất quyền thừa kế theo di chúc là do người lập di chúc tự chỉ định người không được hưởng di sản. Có thể là do mâu thuẫn cá nhân, hoặc do phía người thừa kế đó không tạo được niềm tin từ người lập di chúc nên người thừa kế bị truất quyền nhân tài sản này.

– Đối với Trường hợp bị truất quyền thừa kế theo pháp luật: Trường hợp này có thể hiểu là việc bị tước quyền thừa kế tài sản của người chết. Nguyên nhân bị truất quyền thừa kế theo pháp luật là do người thừa kế phạm những lỗi nhất định, một số lỗi như sau:

+ Bị Truất quyền hưởng Thừa kế do Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản và Có hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người lập di chúc

+ Bị Truất quyền hưởng Thừa kế do Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

+ Bị Truất quyền hưởng Thừa kế do Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm chiếm đoạt tài sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

+ Bị Truất quyền hưởng Thừa kế do Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;

+ Bị Truất quyền hưởng Thừa kế do Thực hiện giả mạo, sửa chữa di chúc, huỷ, che giấu di chúc nhằm hưởng di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Bên cạnh đó Tuy nhiên nếu người để lại di sản biết hành vi này và vẫn đồng ý cho họ hưởng di sản thì phải ghi rõ ràng trong di chúc để được hưởng các quyền lơi theo quy định của pháp luật của người thừa kế.

Người bị truất quyền thừa kế theo di chúc có được hưởng di sản thừa kế ?

Theo quy định tại khoản 1 điều 644 bộ luật dân sự 2015 :

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phẩn di sản ít hơn hai phần ba suất đó :

a, Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng

b, Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Như vậy, nếu một người bị truất quyền được hưởng thừa kế theo di chúc . Thì họ vẫn được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản chia theo pháp luật nếu họ là con chưa thành niên hoặc thành niên mà không có khả năng lao động , cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản.

Những trường hợp bị truất quyền thừa kế theo quy định?
Những trường hợp bị truất quyền thừa kế theo quy định?

Thủ tục truất quyền thừa kế hiện nay ra sao?

Khi tiến hành lập di chúc thì ta có thể tiến hành truất quyền thừa kế của ai đó trong bản di chúc. Căn cứ theo Điều 636 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.

Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.

Bước 4: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bên cạnh đó, còn có trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Video Luật sư giải đáp thắc mắc Những trường hợp bị truất quyền thừa kế theo quy định?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Những trường hợp bị truất quyền thừa kế theo quy định?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ báo cáo tài chính năm; Xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Xác định những người được thừa kế di sản như thế nào?

Việc xác định những người nhận thừa kế sẽ tùy vào từng trường hợp. Trong trường hợp người chết để lại di chúc, việc xác định những người thừa kế cũng như phần di sản thừa kế phụ thuộc chủ yếu vào di chúc; trường hợp không có di chúc, việc xác định người thừa kế sẽ tuân theo quy định của pháp luật thừa kế.

Người nhận thừa kế có phải trả nợ thay cho người đã chết không?

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Người thừa kế muốn từ chối nhận di sản thì có được không?

 Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.